Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS theo dõi video và trả lời câu hỏi: Em đã từng nghe đến nhân vật Thị Mầu chưa? Chia sẻ những hiểu biết của em về nhân vật này và cảm nhận của em về nhân vật Thị Mầu sau khi xem xong đoạn video ca nhạc.
Link video: https://www.youtube.com/watch?v=0yHtYPeK2Jg (Chiếu từ 0:30 đến 1:50)
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở:
+ Trong video ca nhạc của Hòa Minzy, nhân vật Thị Mầu đã được lấy cảm hứng để nhân vật kể một câu chuyện về chính cuộc đời mình, về những lo toan, khó khăn của người trẻ khi phải nỗ lực hết mình vì đam mê. Sử dụng chất liệu dân gian là nghệ thuật chèo truyền thống cùng với chất hiện đại đến từ giai điệu và độ họa rất đẹp mắt đã tạo nên một video ca nhạc lôi cuốn giới trẻ mà vẫn toát lên chất truyền thống của dân tộc.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Truyện thơ Nôm là một hiện tượng văn học độc đáo của dân tộc ở đó chúng ta thường xuyên bắt gặp chất liệu văn hóa dân gian được đan cài ở mỗi tác phẩm. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cũng đi tìm hiểu văn bản Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu để thấy được những đặc trưng nổi bật của truyện thơ Nôm.
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Củng cố kiến thức về thể loại truyện thow Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS xem lại phần chuẩn bị về mục Tri thức ngữ văn và làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ sau: · Trình bày sự khác biệt giữa truyện thơ Nôm bình dân và truyện thơ Nôm bác học bằng bảng. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị. + Dự kiến khó khăn: Học sinh chưa đọc phần Tri thức ngữ văn, gặp khó khăn trong việc tổng hợp + Tháo gỡ khó khăn: Câu hỏi gợi mở để HS trả lời; gọi HS khác giúp đỡ bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu chung về văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ (khoảng 4 HS), thực hiện yêu cầu: · Trình bày những hiểu biết của bạn văn bản “Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu”. · Tóm tắt nội dung văn bản “Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu”. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 - 2 HS của nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Củng cố kiến thức về thể loại truyện thơ 1. Sự khác biệt giữa truyện thơ Nôm bình dân và truyện thơ Nôm bác học: - GV có thể gợi mở theo PHỤ LỤC 15.
II. Tìm hiểu chung về văn bản a. Văn bản “Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu” - Xuất xứ: trích trong Quan Âm Thị Kính – truyện thơ khuyết danh Việt Nam viết bằng chữ Nôm với thể thơ lục bát và được lưu truyền thông qua nhiều hình thức khác nhau. - Tác phẩm mang màu sắc của Phật giáo, xuất phát từ một tích truyện Quan Âm Thị Kính, nguồn gốc và tác giả cụ thể của tác phẩm vẫn còn là nghi vấn. b. Tóm tắt văn bản “Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu”. Thị Kính giả trai lên chùa Vân Tự với pháp hiệu Kính Tâm. Trong khi đó, Thị Mầu có con với người khác và bị làng bắt phạt. Thị Mầu khai rõ ràng là con của Kính Tâm và đem con của mình bỏ cho Thị Kính nuôi. Kính Tâm ròng rã ba năm, mỗi ngày đi xin sữa để nuôi con của Thị Mầu bất chấp những nghi ngờ, dị nghị của những người xung quanh.
|
PHỤ LỤC 15
Đặc điểm | Truyện Nôm bình dân | Truyện Nôm bác học |
Tác giả | Các nho sĩ bình dân sáng tác, thường khuyết danh. | Loại này do các nhà nho thuộc tầng lớp trên sáng tác, thường là tác giả hữu danh. |
Nội dung, tư tưởng | Mang đậm tính chất quần chúng. | Có phần phức tạp hơn truyện Nôm bình dân. |
Ngôn ngữ | Gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày. | Sử dụng nhiều biện pháp tu từ, điển tích, điển cố. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Đặc điểm hình thức và nhân vật Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 2 nhóm, phân công nhóm trưởng, thư ký vào giao dụng cụ là bút và giấy khổ lớn cho mỗi nhóm. - Từng thành viên sẽ viết ý kiến của mình vào góc của tờ giấy. - Nhóm trưởng và thư ký sẽ tổng hợp các ý kiến và lựa chọn các ý kiến quan trọng viết vào giữa tờ giấy. Lưu ý: mỗi thành viên làm việc tại góc riêng của mình. - GV yêu cầu HS đọc văn bản Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu và trả lời câu hỏi:
| I. Đặc điểm hình thức và nhân vật a. Đặc điểm của thể loại truyện thơ thể hiện qua văn bản - Hình thức sáng tác: văn vần (thơ lục bát). - Cốt truyện: dù diễn đạt bằng thơ nhưng có cốt truyện, có thể tóm tắt nội dung được (mô hình chưa thể hiện rõ vì đây chỉ là cốt truyện). - Nhân vật: Kính Tâm là nhân vật chính diện, có phẩm chất tốt đẹp, thương người. - Ngôn ngữ: Kết hợp giữa tự sự và trữ tình, giản dị, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân. b. Nhân vật Thị Kính * Đặc điểm
|
--------------------Còn tiếp---------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác