Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chia thành 4 nhóm, tham gia thử thách viết một đoạn hội thoại ngắn với tình huống những người bạn lâu năm hôm nay mới có dịp gặp lại, cùng nhau trò chuyện, hỏi han.
- Mỗi nhóm sẽ viết đoạn hội thoại dựa theo tình huống được đưa ra và cử thành viên diễn lại tình huống đó.
- Thời lượng chuẩn bị đoạn hội thoại là 5 phút và diễn lại khoảng 2 phút.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời các nhóm lên diễn lại tình huống.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở:
An và Huy là hai người bạn thân học chung cấp 3, họ đã tốt nghiệp được 5 năm nhưng chưa hề có cơ hội gặp lại nhau vì An đi du học. Hôm nay, An trở về Hà Nội, thăm gia đình và bạn bè, cậu đang đi dạo trên con phố Lý Thái Tổ thì bắt gặp hình dáng quen thuộc của cậu bạn năm xưa liền đánh bạo gọi một tiếng:
- Huy ơi! Huy 12A2 đấy phải không?
Huy giật mình, vội quay người lại và kêu lên:
- Ôi! An đấy phải không? Lâu rồi chúng ta mới gặp nhau.
- Không hẹn mà gặp, chắc chắn là duyên đấy! Hôm nay, tớ với cậu phải nói chuyện thật lâu mới được!
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về lý thuyết
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu lý thuyết về đặc điểm của ngôn ngữ nói Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn về đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói, làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ sau: · Trình bày những kiến thức về đặc điểm của ngôn ngữ nói. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị. + Dự kiến khó khăn: Học sinh chưa đọc phần Tri thức ngữ văn, gặp khó khăn trong việc tổng hợp + Tháo gỡ khó khăn: Câu hỏi gợi mở để HS trả lời; gọi HS khác giúp đỡ bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. | I. Lý thuyết 1. Đặc điểm của ngôn ngữ nói - Khái niệm: là lời nói sử dụng trong giao tiếp hằng ngày; thể hiện thái độ, phản ứng tức thời của người nói và người nghe. - Ngôn ngữ nói thường có những đặc điểm cơ bản sau: + Đa dạng về ngữ điệu (gấp gáp, chậm rãi, to, nhỏ…), góp phần thể hiện trực tiếp tình cảm, thái độ của người nói. + Thường sử dụng khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, trợ từ, thán từ, từ ngữ chêm xen, … + Thường sử dụng cả câu tỉnh lược và câu có yếu tố dư thừa, trùng lặp. Câu tỉnh lược thường dùng để lời nói ngắn gọn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, câu lại chứa nhiều yếu tố dư thừa, trùng lặp (do người nói vừa nghĩ vừa nói, không có điều kiện gọt giũa hoặc do người nói muốn lặp lại để giúp người nghe có thời gian lĩnh hội thấu đáo nội dung giao tiếp). + Kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ như: nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ… |
-----------------Còn tiếp-----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác