Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 CTST bài 8 Thực hành tiếng Việt trang 65

Soạn mới Giáo án ngữ văn 11 CTST bài Thực hành tiếng Việt trang 65. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ LẶP CẤU TRÚC

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Nhận biết và phân tích được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phân tích được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS chia thành 4 nhóm tham gia trò chơi nối từ.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS chia lớp thành 4 nhóm, chơi trò chơi nối từ: Mỗi nhóm sẽ lần lượt nhận một cụm từ, các thành viên phải lần lượt tìm được từ mới theo chữ cuối cùng của từ đó.

- Nếu thành viên nào không tìm được từ nối, đội đó sẽ dừng phần chơi và tính điểm theo số từ nối được.

- GV đưa ra các cụm từ sau: yêu thương, học sinh, quê hương, núi sông.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời từng nhóm chơi trò chơi nối chữ.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, theo dõi nhóm đang chơi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở:

+ Yêu thương – thương mến – mến mộ - mộ đạo – đạo sĩ…

+ Học sinh – sinh viên – viên chức – chức vụ - vụ cháy…

+ …

- GV dẫn dắt vào bài học mới:

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về lý thuyết

  1. Mục tiêu: Nhận biết được một số đặc điểm của biện pháp lặp cấu trúc.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm của biện pháp tu từ lặp cấu trúc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ (4 – 6 HS), thực hiện yêu cầu sau:

·  Biện pháp tu từ lặp cấu trúc là gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

I. Khái niệm biện pháp tu từ lặp cấu trúc

- Lặp cấu trúc là biện pháp tổ chức những vế câu hoặc những câu có cùng một kết cấu ngữ pháp, nhằm nhấn mạnh ý tưởng và tạo sự nhịp nhàng, cân đối cho văn bản.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về biện pháp tu từ lặp cấu trúc.
  3. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan đến biện pháp tu từ lặp cấu trúc.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Luyện tập về biện pháp tu từ lặp cấu trúc.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm những bài tập sau:

Bài 1: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong những đoạn trích dưới đây:

  1. Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh,

Trăng thường, trắng nhớ, hỏi trắng ngần.

Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm!

Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.

(Xuân Diệu, Nguyệt cầm)

  1. Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi đậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà.

[...]

Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:

Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)

Gió, gió thổi rào rào.

Trăng, trăng lay chấp chới.

Trời tròn như buồm căng,

Tất cả lên đường mới,

 

Hồn ta cánh rộng mở

Đôi bên gió thổi vào,

Nghĩ những điều hớn hở

Như trời cao, cao, cao.

(Xuân Diệu, Giờ)

  1. Rau cần, với cải bắp cho một tí rau răm vào, muối xổi, lấy ra ăn với thịt đông hay kho tàu, nó lạ miệng và có khi thú hơn cả đưa cái nữa... Nhưng ăn cháo ám mà không có rau cần thì…hỏng, y như thể là vào một khoảng vườn mà không có hoa, đi trong mùa xuân mà không thấy bướm.

(Vũ Bẳng, Thương nhớ mười hai)

Bài 2: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Riêng những câu thơ

còn xanh

Riêng những bài hát

còn xanh

Và đôi mắt em

như hai giếng nước.

(Văn Cao, Thời gian)

  1. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong đoạn thơ trên.
  2. Cho biết cách diễn đạt “những câu thơ còn xanh”, “những bài hát còn xanh” có gì đặc biệt.
Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 CTST bài 8 Thực hành tiếng Việt trang 65

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 11 chân trời mới, soạn giáo án ngữ văn 11 chân trời bài Thực hành tiếng Việt trang 65, giáo án ngữ văn 11 chân trời

Soạn giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay