Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 CTST bài 1: Ôn tập

Soạn mới Giáo án ngữ văn 11 CTST bài Ôn tập. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

TIẾT: ÔN TẬP

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Cõi lá, Trăng sáng trên đầm sen.
  • Luyện tập về cách giải thích nghĩa của từ.
  • Củng cố và luyện tập về kĩ năng viết một văn bản thuyết minh (có lồng ghép một số yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm).
  • Củng cố lại kiến thức về giới thiệu một tác phẩm văn học/nghệ thuật.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Cõi lá, Trăng sáng trên đầm sen.
  • Luyện tập về cách giải thích nghĩa của từ.
  • Củng cố và luyện tập về kĩ năng viết một văn bản thuyết minh (có lồng ghép một só yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm).
  • Củng cố lại kiến thức về giới thiệu một tác phẩm văn học/nghệ thuật.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, có ý thức ôn tập và hoàn thành bài đầy đủ.
  • Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ cảm nhận về tình yêu thiên nhiên.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cảm nhận về về tình yêu thiên nhiên.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Chia sẻ với các bạn cảm nhận của em về tình yêu thiên nhiên.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở:

Thiên nhiên là một phần rất quan trọng trong cuộc sống của con người, bao gồm nước, đất, không khí, cây cối, động vật, v.v... Thiên nhiên cung cấp nguồn tài nguyên thiết yếu cho sự sống của con người và cả những sinh vật khác. Tình yêu thiên nhiên là việc chúng ta cần có để bảo vệ môi trường, đảm bảo cuộc sống của con người và sinh vật khác trên trái đất. Tình yêu thiên nhiên dẫn đến những hành động bảo vệ môi trường, giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của con người đến môi trường và duy trì sự cân bằng tự nhiên. Khi chúng ta yêu thiên nhiên, chúng ta sẽ có thái độ tôn trọng và trách nhiệm với môi trường, đồng thời đề xuất và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường để giúp cho trái đất trở nên tốt hơn.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức về Bài 1: Thông điệp từ thiên nhiên.

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Ôn tập văn bản đọc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm nhỏ (4-6 HS) và thực hiện những yêu cầu sau:

Nêu điểm tương đồng hoặc gần gũi về nội dung (chủ đề, cảm hứng) giữa các văn bản: Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Cõi lá, Trăng sáng trên đầm sen.

Từ ba văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Cõi lá, Trăng sáng trên đầm sen, hãy lập bảng tổng hợp về sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình theo gợi ý sau: dấu hiệu nhận biết sự kết hợp, yếu tố tự sự, yếu tố trữ tìn, tác động của sự kết hợp ấy đến người đọc.

+ Tìm đọc thêm một số tùy bút, tản văn về đề tài thiên nhiên. Liên hệ với những văn bản trong bài học để thấy cách tiếp cận riêng của mỗi nhà văn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Ôn tập thực hành tiếng Việt

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thực hiện những yêu cầu sau:

 

I. Ôn tập văn bản đọc

1. Điểm tương đồng hoặc gần gũi về nội dung (chủ đề, cảm hứng) giữa các văn bản: Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Cõi lá, Trăng sáng trên đầm sen.

- Các VB đều lấy thiên nhiên làm đối tượng miêu tả chính.

- Ba VB đều thể hiện niềm mến yêu thiết tha đối với cảnh đẹp của quê hương, đất nước.

- Gắn với miêu tả, tự sự là những nhận định, đánh giá, liên tưởng,…tất cả được bao trùm trong cảm xúc say mê, tạo nên không khí trữ tình cho tác phẩm.

2. Bảng tổng hợp về sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình

- GV hướng dẫn HS trả lời bằng cách hoàn thành bảng (trang 100).

3. Tìm đọc thêm một số tùy bút, tản văn về đề tài thiên nhiên

- GV gợi ý cho HS đọc thêm một số tùy bút, tản văn để so sánh.

Ví dụ: tùy bút Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân và tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc tường.

- Cách tiếp cận sự vật của Nguyễn Tuân ở góc độ văn hóa thẩm mỹ, liên tục đan cài nhiều liên tưởng, tưởng tượng thú vị từ kiến thức của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực như quân sự, địa lý, thể thao, thi ca để làm nổi bật vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của dòng sông Đà.

- Cách tiếp cận của Hoàng Phủ Ngọc Tường với dòng sông Hương là tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau: địa lý, lịch sử, văn hóa, thi ca… để làm nổi bật lên vẻ đẹp trữ tình, đằm thắm có chút huyền bí, man dại của dòng Hương giang.

II. Ôn tập thực hành tiếng Việt

1. Giải thích nghĩa của từ sau và xác định cách giải thích đã dùng: phẳng lặng, nhấp nháy, cổ thi, chật chội.

Gợi ý:

 

-------------------Còn tiếp------------------

Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 CTST bài 1: Ôn tập

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 11 chân trời mới, soạn giáo án ngữ văn 11 chân trời bài Ôn tập, giáo án ngữ văn 11 chân trời

Soạn giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay