Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…../…../…..
Ngày dạy:…./…../……
TIẾT: VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT HOẶC TÁC PHẨM VĂN HỌC
Năng lực đặc thù
Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác biểu hiện:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi và chia sẻ: Hiện nay trong xã hội đang có những vấn đề nào đáng quan tâm? Chia sẻ một vấn đề mà em đang quan tâm và tìm hiểu?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp.
- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét đánh giá.
- Gợi ý:
+ Ví dụ về vấn đề quan tâm: bạo lực học đường
+ Bạo lực học đường là một vấn nạn không chỉ ảnh hưởng đến nền giáo dục mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của học sinh. Bạo lực học đường có thể bao gồm các hình thức như: bạo lực thể chất (đánh đập, xô xát, cướp bóc,...), bạo lực tinh thần (chửi rủa, xúc phạm, khinh miệt, cô lập,...), bạo lực tình dục (sàm sỡ, quấy rối, xâm hại,...), bạo lực trên mạng xã hội (đăng tải thông tin sai sự thật, phỉ báng, uy hiếp,...).
- GV chốt kiến thức và dẫn dắt vào bài học: Tác phẩm nghệ thuật nói chung và tác phẩm văn học nói riêng mục đích cao nhất không phải để tôn vinh cái đẹp, mà mục đích cao nhất là vì con người. Mỗi tác phẩm phải luôn chứa đựng một vấn đề nhân sinh ẩn sau từng con chữ, đường nét, màu sắc, âm thanh, hình ảnh… Cách thức thể hiện phụ thuộc vào chất liệu của tác phẩm đó sử dụng. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu cách viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu các bước làm văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc tri thức về kiểu bài trong SGK và thực hiện yêu cầu: · Trình bày yêu cầu với kiểu bài nghị luận về một vấn đề trong xã hội nói chung (dựa vào kiến thức phần Viết – Bài 2. Hành trang vào tương lai ở kì 1). · Hãy so sánh sự khác biệt giữa bài nghị luận về một vấn đề xã hội và bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, trong tác phẩm nghệ thuât. · Thử so sánh bố cục của kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội và bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, trong tác phẩm nghệ thuât. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ được giao - GV quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm - GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp - GV yêu cầu cả lớp lắng nghe và bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét về thái độ làm việc và kết quả học tập của HS. - GV chốt kiến thức và dẫn dắt sang hoạt động mới | I. Kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học. 1. Yêu cầu • Có luận điểm rõ ràng, chặt chẽ, thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề. • Đưa ra hệ thống lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ để làm sáng tỏ luận điểm. • Nêu và phân tích, trao đổi về các ý kiến trái chiều. 2. So sánh sự khác biệt về kiểu bài So sánh bố cục kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội và bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, trong tác phẩm nghệ thuât. - GV gợi mở theo bảng ở PHỤ LỤC 10. 3. So sánh bố cục kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội và bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, trong tác phẩm nghệ thuât. - GV gợi mở theo PHỤ LỤC 11.
|
PHỤ LỤC 10
Điểm khác biệt | Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội | Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc văn học |
Về đối tương, phạm vi nghị luận | Một vấn đề trong thực tiễn đời sống xã hội. | Một vấn đề xã hội được thể hiện qua tác phẩm. |
Về việc sử dụng bằng chứng trong nghị luận | Sử dụng các bằng chứng chủ yếu lấy từ thực tiễn đời sống xã hội. | Sử dụng các bằng chứng chủ yếu lấy từ tác phẩm. |
PHỤ LỤC 11
Các phần | Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội | Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học |
Mở bài | Giới thiệu vấn đề xã hội cần bàn luận, thể hiện rõ quan điểm của người viết về vấn đề. | Giới thiệu vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học cần bàn luận, thể hiện rõ quan điểm của người viết về vấn đề. |
Thân bài | Giải thích được vấn đề xã hội cần bàn luận; trình bày hệ thống luận điểm, lí le, bằng chứng để làm sáng tỏ cho quan điểm của người viết; phản biện các ý kiến trái chiều. | Giải thích được vấn đề xã hội cần bàn luận tỏng tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học; trình bày hệ thống luận điểm, lí le, bằng chứng lấy từ tác phẩm để làm sáng tỏ cho quan điểm của người viết; phản biện các ý kiến trái chiều. |
Kết bài | Khẳng định lại quan điểm của người viết về vấn đề xã hội; đưa ra những đề xuất, giải pháp phù hợp. | Khẳng định lại quan điểm của người viết về vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học; đưa ra những đề xuất, giải pháp phù hợp. |
Hoạt động 2: Đọc và phân tích bài viết tham khảo
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Phân tích bài viết tham khảo 1 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS chia lớp thành 4 nhóm, dựa vào văn bản Bức tranh “Đám cưới chuột” và bài học về sự hòa nhập, gắn bó và thực hiện những yêu cầu sau: · Vấn đề xã hội qua tranh “Đám cưới chuột” được nêu lên trong bài viết là vấn đề gì và được phân tích trên các khía cạnh nào? · Mối quan hệ giữa luận điểm thứ ba với luận điểm thứ nhất và luận điểm thứ hai. · Với mỗi luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có sự kết hợp như thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV quan sát và hỗ trợ (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả học tập và thảo luận - GV mời 2 - 3 học sinh trình trước lớp. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá và chuẩn kiến thức GV.
| I. Phân tích bài viết tham khảo Bức tranh “Đám cưới chuột” và bài học về sự hòa nhập, gắn bó 1. Vấn đề xã hội quan tranh Đám cưới chuột - Bài học về sự hòa nhập. - Vấn đề được phân tích trên những khía cạnh sau: + Luận điểm 1: Con người không bao giờ sống riêng lẻ, đơn độc. + Luận điểm 2: Khát vọng về sự hòa nhập, chung sống hòa bình cũng gắn liền với mong muốn buông bỏ thù hận. + Luận điểm 3: Bản sắc văn hóa cộng đồng như một giải pháp hiệu quả cho sự hòa giải, hòa nhập trong bức tranh Đám cưới chuột. 2. Mối quan hệ giữa luận điểm thứ ba với luận điểm thứ nhất và luận điểm thứ hai. - Luận điểm ba là giải pháp được đưa ra khi đã phân tích, bàn luận về sự hòa nhập trên hai khía cạnh là con người không thể sống đơn lẻ và hòa nhập là buông bỏ thù hận. 3. Các lí lẽ, bằng chứng cho mỗi luận điểm - Với mỗi luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có sự kết hợp logic, hài hòa và chặt chẽ, củng cố cho luận điểm thêm vững chắc.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác