Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 CTST bài 7 Văn bản 1: Trao duyên

Soạn mới Giáo án ngữ văn 11 CTST bài Trao duyên. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

BÀI 7: NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY (TRUYỆN THƠ NÔM VÀ NGUYỄN DU)

…………………………..

Môn: Ngữ văn 11 – Lớp:

Số tiết: 14 tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 7:

  • Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Du để đọc hiểu một số tác phẩm của ông.
  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, độc thoại nội tâm, bút pháp miêu tả, ngôn ngữ,... Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
  • So sánh được hai văn bản văn học viết cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau; liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn văn bản được đọc; vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để nhận xét, đánh giá văn bản văn học.
  • Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ đối.
  • Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội (trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật): trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm; cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng; sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ.
  • Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật).
  • Nắm bắt được nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói; nêu được nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức thuyết trình; biết đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ.
  • Coi trọng nhận thức thực tiễn, có chủ kiến trước các vấn đề của đời sống.

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT: VĂN BẢN 1: TRAO DUYÊN

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Du để đọc hiểu một số tác phẩm của ông.
  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, độc thoại nội tâm, bút pháp miêu tả, ngôn ngữ,... Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Du để đọc hiểu đoạn trích Trao duyên.
  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, độc thoại nội tâm, bút pháp miêu tả, ngôn ngữ,... Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản Trao duyên.
  1. Phẩm chất
  • Coi trọng nhận thức thực tiễn, có chủ kiến trước các vấn đề của đời sống.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Trao duyên.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu: Mối tình Kim – Kiều được Nguyễn Du miêu tả như một “thiên tình sử” tuyệt đẹp. Bạn hãy đọc một đoạn thơ trong Truyện Kiều hoặc một bài thơ của tác giả khác viết về tình yêu của họ.
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thực hiện yêu cầu: Mối tình Kim – Kiều được Nguyễn Du miêu tả như một “thiên tình sử” tuyệt đẹp. Bạn hãy đọc một đoạn thơ trong Truyện Kiều hoặc một bài thơ của tác giả khác viết về tình yêu của họ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở:

+ Đoạn trích Thề nguyền

Cửa ngoài vội rủ rèm the,
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.
Nhặt thưa gương giọi đầu cành,
Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu.
Sinh vừa tựa án] thiu thiu,
Dở chiều như tỉnh dở chiều như mê.
Tiếng sen sẽ động giấc hè,
Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần.
Bâng khuâng đỉnh Giáp non thần.
Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng.
Nàng rằng: “Khoảng vắng đêm trường,
Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa.
Bây giờ rõ mặt đôi ta,
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?”
Vội mừng làm lễ rước vào,
Đài sen nối sáp lò đào thêm hương.
Tiên thề cùng thảo một chương,
Tóc mây một món dao vàng chia đôi.
Vừng trăng vằng vặc giữa trời,
Đinh ninh hai miệng một lời song song.
Tóc tơ căn vặn tấc lòng,
Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Nguyễn Du là nhà thơ lỗi lạc của nền văn học Việt Nam. Thông qua kiệt tác “Truyện Kiều”, tác giả đã tái hiện đầy chân thực hình ảnh một xã hội phong kiến cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX mục nát, bất công đã chèn ép, đùn đẩy con người đến bước đường cùng. Trao duyên là một trong những đoạn trích đặc sắc trong truyện Kiều, tuy chỉ là một trích đoạn ngắn nhưng đã phần nào thể hiện được diễn biến tâm lí phức tạp, sự giằng xé trong tâm trạng của nàng Kiều trong đêm cậy nhờ Thúy Vân trả ân nghĩa cho chàng Kim. Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nhé!

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học

  1. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề thể loại các tác phẩm có trong chủ đề. Nắm được các khái niệm về đề tài, chi tiết.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề Những chân trời kí ức.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài Những chân trời kí ức.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS:

+ Đọc phần Giới thiệu bài học, khái quát chủ đề Những điều trông thấy.

+ Nêu tên và thể loại các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ đề.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, đọc phần Giới thiệu bài học và tìm tên các VB trong bài 7.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

 1. Giới thiệu bài học

- Chủ đề Những điều trông thấy bao gồm các văn bản truyện thơ.

- Tên và thể loại của các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ đề:

Tên văn bản

Thể loại

Trao duyên

Truyện thơ

Độc Tiểu Thanh kí

Truyện thơ

Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư

Truyện thơ

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn

a.Mục tiêu: Nắm được một số yếu tố khái niệm và đặc điểm truyện thơ.

  1. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến khái niệm truyện thơ.
  2. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về khái niệm truyện thơ.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc các thông tin về trong phần Tri thức ngữ văn và thực hiện những yêu cầu sau:

+ Nêu những đặc điểm chính của truyện thơ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin trong phần Tri thức ngữ văn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức => Ghi lên bảng.

- GV bổ sung kiến thức:

 

II. Tri thức ngữ văn

1. Đặc điểm chính của truyện thơ

- Điểm nhìn trong truyện thơ: thưởng sử dụng ngôi thứ 3 toàn tri, một số trường hợp cũng sử dụng điểm nhìn ngôi thứ 3 hạn tri.

- Nhân vật và đối thoại, độc thoại nội tâm: Nhân vật trong tác phẩm truyện thường được khắc hoạ không chỉ thông qua các chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động, mà còn qua ngôn ngữ giao tiếp và đời sống nội tâm của nhân vật, tức là thông qua đối thoại, độc thoại nội tâm.

- Bút pháp miêu tả nội tâm trong truyện Nôm: Việc miêu tả nội tâm của nhân vật trong truyện thơ Nôm bác học có thể thực hiện theo nhiều cách: bằng lòi đối thoại, độc thoại của chính nhân vật bằng những dòng thơ miêu tả phong cảnh thiên nhiên, hay kể, tả về hành vi, cử chỉ của nhân vật; qua các dòng thơ mà người kể chuyện trực tiếp nhận xét, phân tích trạng thái tâm lí, cảm xúc của nhân vật,...

Hoạt động 3: Đọc – hiểu văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết được một số thông tin về tác giả, tác phẩm.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về tác giả Nguyễn Du

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS và làm việc cá nhân, dựa vào phần tri thức ngữ văn, thực hiện yêu cầu sau:

+ Trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu chung về đoạn trích

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS và làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ sau:

+ Nêu vị trí, bố cục của đoạn trích và chỉ một vài lời người kể chuyện, đây là lời đối thoại, lời độc thoại của các nhân vật?

+ Nội dung chính của Trao duyên là gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

I. Tìm hiểu chung về tác giả Nguyễn Du và thể loại truyện thơ

1. Tác giả Nguyễn Du

- GV gợi mở theo bảng ở PHỤ LỤC 7.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tìm hiểu chung về đoạn trích

1. Vị trí, bố cục của đoạn trích và lời người kể chuyện, đây là lời đối thoại, lời độc thoại của các nhân vật

- Vị trí: trong Kim Vân Kiều truyện, Thanh Tâm Tài Nhân để Thuý Kiều trao duyên cho Thuý Vân ở Hồi thứ tư, ngay sau khi Vương ông, Vương Quan bị đám công sai đưa trở lại nhà giam đợi tiền chuộc mới tha và Vương bà cũng phải theo sang để “biết đường mà đưa cơm”. Trong Truyện Kiều, sự kiện này được miêu tả vào đêm cuối cùng trước khi Thuý Kiều phải theo Mã Giám Sinh, sau khi đã chuộc cha và em về nhà, lo chu toàn mọi việc. Như vậy, Nguyễn Du đã dành cho sự kiện trao duyên một bối cảnh riêng tư, khi “Việc nhà đã tạm thong dong”, Thuý Kiều một mình thao thức với nỗi niềm riêng.

- Bố cục:

+ Phần 1 (từ câu 711 đến 734): Thuý Kiều nói lời trao duyên và thuyết phục Thuý Vân.

+ Phần 2 (từ câu 735 đến câu 748): Thuý Kiều trao kỉ vật cho Thuý Vân.

+ Phần 3 (từ câu 749 đến câu 758): Thuý Kiều than thở cùng Kim Trọng.

- Lời của người kể chuyện:

 “Nỗi riêng riêng những bàn hoàn

Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn.

Thúy Vân chợt tỉnh giấc xuân,

Dưới đèn ghé đến ân cần hỏi han.”

“Cạn lời hồn dứt máu say,

Một hơi lặng ngắt đôi tay giá đồng”.

- Lời đối thoại của các nhân vật:

+ Thúy Vân:

“Cơ trời dâu bể đa đoan,

Một nhà để chị riêng oan một mình.

Cớ chi ngồi nhẫn tàn canh,

Nỗi riêng còn mắt mối tình chi đây”.

+ Thúy Kiều:

“Rằng: Lòng đương thổn thức đầy,

…Thấy hiu hiu gió thì hay chị về/”

- Lời độc thoại:

“Hồn còn mang nặng lời thề

…Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”.

PHỤ LỤC 7

Các nội dung chính

Những điểm nổi bật đáng ghi nhớ

Số liệu

Khái quát cuộc đời và sự nghiệp

- Nguyễn Du (1765 – 1820), đại thi hào dân tộc Việt Nam, tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

- 10 tuổi mồ côi cha, 12 tuổi mồ côi mẹ, đến sống cùng người anh khác mẹ là Nguyễn Khản.

- 1783, đỗ tam trường, làm quan nhỏ dưới triệu Lê.

- Sau được mời làm quan cho triều Nguyễn.

- Qua đời ở tuổi 55 (ngày 16 tháng 9 năm 1820).

 

Tác phẩm chữ Hán

- Viết từ lúc còn chìm nổi lênh đênh đến khi làm quan ở Bắc Hà (1786 – 1804).

- Thơ chữ Hán sâu sắc, thâm trầm, giàu chiêm nghiệm.

- Gồm 78 bài:

+ Nam trung tạp ngầm, gồm 40 bài, được sáng tác trong giai đoạn làm quan ở Quảng Bình và Huế (từ năm 1805 đến năm 1813).

+ Bắc hành tạp lục, gồm 131 bài, được sáng tác trên đường đi sứ Trung Quốc (từ năm 1813 đến năm 1814).

Tác phẩm chữ Nôm

- Sáng tác chữ Nôm của ông tiêu biểu là: Truyện Kiều (tức Kim Vân Kiều tân truyện, hay Đoạn trường tân thanh), được sáng tác khi làm quan ở Huế hoặc có thể khỏi thảo từ trước đó, khi còn ở quê nhà.

-  Văn tế thập loại chúng sinh (thường gọi Văn chiêu hồn), được sáng tác vào đầu thế kỉ XIX.

- Sáng tác chữ Nôm kết tinh nhiều giá trị quan trọng, Truyện Kiều được xem là “khúc Nam âm tuyệt xướng”.

 

Hoạt động 4: Khám phá văn bản.

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm, Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản Trao duyên.
  2. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Trao duyên.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Trao duyên và chuẩn kiến thức GV.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm trong văn bản Trao duyên

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ (4 -6 HS), thực hiện những yêu cầu sau:

+ Việc “trao duyên” và cuộc trò chuyện giữa chị em Thuý Kiều – Thuý Vân được thuật lại theo ngôi kể nào? Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết điều đó?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Vận dụng những hiểu biết về tác giả Nguyễn Du để hiểu và phân tích một số nội dung của văn bản Trao duyên

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia lớp thành 3 nhóm, thực hiện yêu cầu sau:

+ Đọc kĩ lời thoại của Thuý Kiều và cho biết:

a. Lời thoại của Kiều trong văn bản là tự sự, biểu cảm hay kết hợp tự sự với biểu cảm?

b. Từ dòng thơ 741 đến dòng thơ 756, lời của Thuý Kiều hướng đến ai; là đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm?

+ Chỉ ra sự thay đổi trong tâm trạng của Thuý Kiều trước, trong và sau khi trao kỉ vật cho Thuý Vân.

+ Xác định chủ đề của văn bản Trao duyên và cho biết, phần văn bản này có vai trò như thế nào trong việc góp phần thể hiện chủ đề của Truyện Kiều.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Một số yếu tố của truyện thơ Nôm trong văn bản Trao duyên

1. Ngôi kể và dấu hiệu nhận biết:

- Việc “trao duyên” và cuộc trò chuyện giữa chị em Thuý Kiểu – Thuý Vân được thuật lại từ ngôi thứ ba.

- Dấu hiệu nhận biết:

1. Sự phân biệt giữa lời của người kể chuyện (bốn dòng thơ đầu, từ “rằng”, hai dòng thơ cuối) và lời của nhân vật (đánh dấu bằng dấu hai chấm, dấu gạch ngang và trích dẫn nguyên văn lời của các nhân vật) cho thấy câu chuyện do một người kể chuyện (không phải nhân vật) kể lại.

2. Cách người kể chuyện gọi tên nhân vật (“Thuý Vân”) và cách thuật lại nguyên văn từ ngữ xưng gọi “chị”, “em” giữa hai chị em Thuý Kiều – Thuý Vân.

3. Không thấy người kể chuyện xưng “tôi”, “chúng tôi” ở ngôi thứ nhất khi trần thuật. Đó là các dấu hiệu cho thấy có một người kể chuyện ở ngôi thứ ba đang đứng ở đâu đó lắng nghe câu chuyện giữa chị em Thuý Kiều – Thuý Vân và kể lại.

 

II. Phân tích một số nội dung của văn bản Trao duyên

1. Lời thoại của Thuý Kiều

a. Kết hợp tự sự với biểu cảm trong lời thoại của Thuý Kiều.

- HS đọc lại một đoạn trước dòng thơ 741 để nhận ra yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình.

Ví dụ yếu tố tự sự ở bốn dòng thơ: Kể từ khi gặp chàng Kim,/Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thể./ Sự đâu sóng gió bất kì/ Hiếu tình khôn dễ hai bề vẹn hai; yếu tố trữ tình, cầu khiến ở một số dòng thơ khác trước và sau bốn dòng tự sự nói trên.

b. Cách chuyển đổi đột ngột đối tượng người nghe trong lời thoại nửa đối thoại, nửa độc thoại từ dòng thơ 741 đến dòng thơ 756 của Thuý Kiểu (từ nói với Thuý Vân trước mặt sang nói với Kim Trọng ở phương xa).

- HS đọc lại đoạn thơ từ dòng thơ 741 đến dòng thơ 756 để nhận ra sự thay đổi đột ngột đối tượng người nghe trong lời thoại của Thuý Kiều ở cuối cuộc “trao duyên”.

- Thuý Kiểu đang nói với Thuý Vân mà như đang nói với Kim Trọng (đối thoại với người nghe vắng mặt, về thực chất cũng gần như độc thoại): Trăm nghìn gửi lạy tình quân,/ Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.

- Thuý Kiều đang nói Kim Trọng mà như đang nói với chính mình (độc thoại trong khi đối thoại): Phận sao phận bạc như vôi,/ Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

- Thuý Kiểu đang nói với bản thân rồi lại đột nhiên nói vọng tới Kim Trọng (đối thoại mà như độc thoại): Ơi Kim Lang! Hồi Kim Lang!/ Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!.

- Các trường hợp trên là những lời nói ra, nhưng không phải nói với người đối diện. Cuối cuộc “trao duyên”, dường như Thuý Kiều đã quên đi Thuý Vân đang trước mặt để chỉ nghĩ đến Kim Trọng và sự mất mát lớn lao của bản thân. Hình như nàng đang nói với người yêu vắng mặt (Kim Trọng đang ở Liêu Dương cách xa nghìn trùng) hoặc đang nói với chính mình (độc thoại). Đó không phải là lời nói thầm trong lòng nên không phải là độc thoại nội tâm. Có thể gọi đó là dạng lời “nửa đối thoại nửa độc thoại” (hay lời “độc thoại hoá đối thoại” theo quan niệm của Trần Đình Sử).

- Dạng lời thoại như vậy có tác dụng thể hiện tâm trạng phức tạp của Thuý Kiều trong cuộc “trao duyên”. Nguyễn Du đã hiểu rõ tâm trạng đó và miêu tả một cách tường tận, sinh động với khả năng thấu cảm của một nghệ sĩ thiên tài.

2. Sự thay đổi trong tâm trạng của Thuý Kiều trước, trong và sau khi trao kỉ vật cho Thuý Vân.

- Tính chất khác thường làm nảy sinh, chi phối tâm trạng của nhân vật; tính chất hệ trọng của việc trao duyên đặt Thuý Kiểu vào một tình huống khác thường, chắc chắn sẽ tác động mạnh mẽ đến tâm lí, hành vi, ngôn ngữ của nàng.

- Hình dung, nhận thức về khó khăn, thách thức; những dằn vặt, cân nhắc của Thuý Kiều trong việc “trao duyên”.

- Xác định những dấu mốc, ranh giới trong diễn biến của sự việc, câu chuyện và tâm trạng của nhân vật qua các dòng thơ.

Có thể thấy các dòng thơ tương ứng với các khoảng thời gian trước, trong, sau khi trao kỉ vật. Lấy việc trao kỉ vật (từ dòng thơ 735 đến dòng thơ 740) làm mốc để xác định các thời điểm trước và sau khi trao kỉ vật. Tâm trạng của Thuý Kiều trước khi trao kỉ vật, khi trao kỉ vật, sau khi trao kỉ vật có những thay đổi diễn biến phức tạp như sau:

- Trước khi trao kỉ vật: Kiểu một mình đắm chìm trong trạng thái bối rối, thao thức, dằn vặt cao độ: Nỗi riêng riêng những bàn hoàn Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn. Khi cơ hội đến từ lời “hỏi hạn” ân cần của Thuý Vân, Thuý Kiều trước hết nói đến sự khó xử của mình: Hở môi ra cũng then thùng/ Để lòng thì phụ tấm lòng với ai; sau đó là lời cậy nhờ tha thiết: Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em,...

- Khi trao kỉ vật:

+ Thuý Kiều nói rõ từng thứ một: chiếc vành (vòng xuyến mà Kim Trọng tặng 'Thuý Kiểu); bức tờ mây (bức chữ thề nguyền, giao ước kết đôi giữa hai người); phím đàn (phím đàn mà Thuý Kiểu từng gảy cho Kim Trọng nghe); mảnh hương nguyên (mảnh hương trầm đốt trong đêm thể nguyên còn sót lại);... Đó đều là những thứ vô cùng quý giá đối với Kiều, nhưng đã trao duyên thì đành phải trao kỉ vật làm tin.

+ Thúy Kiều đã phải vượt lên trên sự dằn vặt, lưu luyến, tiếc nuối khi dùng đến cá từ ngữ chỉ kỉ vật như “của chung”(Duyên này thì giữ vật này của chung), “ngày xưa” (Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa); trong lời nói với Thúy Vân, nàng hình dung mai sau mình trở về như một hồn ma trong gió và cầu xin một niềm cảm thương, một ân huệ khiêm nhường nhất: Dạ đài cách mặt khuất lời/ Rảy xin chén nước cho người thác can.

- Sau khi trao kỉ vật:

+ Trao xong kỉ vật, Kiều càng nghĩ nhiều đến Kim Trọng và tình yêu. Tình cảm nàng dành cho Kim Trọng và mối tình đầu phải tính đếm bằng “muôn vàn”; ân tình nàng dành cho Kim Trọng cũng không sao kể xiết nên đã bái biệt bằng “trăm nghìn... lạy”,...

+ Chợt nghỉ đến phận mình, nàng lâm vào trạng thái tột cùng đau khổ, dằn vặt trước sự thật phũ phàng, mất mát không thể bù đắp (Phận sao phận bạc như vôi/ Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng). Rồi nàng nức nở gọi tên Kim Trọng và nói lời vĩnh biệt xót xa: Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!/  Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!.

=> Có lẽ Thuý Kiều đã dành hết sự tỉnh táo cuối cùng để hoàn thành cái việc rất khó là thuyết phục Thuý Vân thay mình lấy Kim Trọng. Vì thế, sau khi trao duyên, đối diện với Kim Trọng và với lương tâm thì đã quá sức chịu đựng của nàng. Phải là người từng tích luỹ biết bao nhiều “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” trước nhưng “bể dâu” và phải là người có “con mắt nhìn suốt sáu cõi, tấm lòng nghỉ suốt nghìn đời” thì tác giả mới có thể miêu tả được nỗi lòng Thụy Kiểu sâu sắc, thần tình như vậy.

3. Chủ đề của văn bản Trao duyên

- Chủ đề của VB Trao duyên: Lời nói, tâm trạng, cảm xúc của Thuý Kiểu khi thuyết phục

Thuý Vân thay mình lấy Kim Trọng.

- Vai trò của VB Trao duyên trong việc thể hiện chủ để chung của Truyện Kiều: Nếu xem chủ đề chung của Truyện Kiểu là tiếng kêu đau thương về cuộc đời ba chìm bảy nổi của nàng Kiểu thì Trao duyên là tiếng kêu trước nỗi đau đầu đời của nàng. Nỗi đau này kéo theo nhiều nỗi đau khác trong suốt mười lăm năm lưu lạc của Kiều. nàng. Nói đau này

III. Những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản Trao duyên

1. Số dòng thơ biểu đạt lời của mỗi nhân vật

- GV gợi mở theo bảng ở PHỤ LỤC 8.

- Sự khác biệt về độ dài (tính bằng số dòng thơ) giữa lời thoại của hai nhân vật: có sự khác biệt rất lớn về độ dài giữa lời thoại của Thúy Kiều so với lời thoại của Thúy Vân, vì Thúy Kiều là người kể, người nói chính, nhờ cậy, gửi gắm, do vậy, cần một câu chuyện có đầu có đuôi, đầy tâm trạng và nỗi niềm. Lời của Kiểu nhằm thực hiện mục đích thuyết phục một vấn đề hết sức tế nhị, khó khăn. Trong khi đó, Thuý Vân là người nghe, chia sẻ; chỉ cần “hỏi hạn”, gợi chuyện cho Kiểu bày tỏ.

2. Lời thoại của Thúy Vân

- Trong VB, lời của Thuý Vân chỉ gói gọn trong bốn dòng thơ lục bát: Cơ trời đâu bể đa đoan,/ Một nhà để chị riêng oan một mình./ Cớ chỉ ngồi nhẫn tàn canh?/ Nỗi riêng còn mắc mối tình chỉ đây?. Nhưng lời thoại của Thuý Vân lại chiếm giữ nhiều vai trò quan trọng đối với sự tiến triển của câu chuyện:

- Lời “ân cần hỏi hạn” của Thuý Vân là một cách mang lại tình cảm chị em ấm áp đối với người chị đang rất mực cô đơn với gánh nặng tinh thần chưa biết chia sẻ cùng ai.

- Lời của Thuý Vân đã tạo một tình huống, cơ hội tự nhiên cho Thuý Kiều kể chuyện, bày tỏ nỗi lòng.

- Thuý Kiều được lời như cởi tấm lòng, mạnh bạo, tự tin để trao duyên, nhờ em thay mình

lấy Kim Trọng.

- Thuý Vân chỉ “ân cần hỏi han” rồi lặng lẽ, chăm chú lắng nghe (không ngắt lời chị), nhờ đó câu chuyện và ý nguyện “trao duyên” của Kiểu được biểu đạt đầy đủ, trọn vẹn (đến mức nói xong nàng ngất đi).

 

Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 CTST bài 7 Văn bản 1: Trao duyên

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN WORD:

  • Phí giáo án: 350k/kì - 400k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 11 chân trời mới, soạn giáo án ngữ văn 11 chân trời bài Trao duyên, giáo án ngữ văn 11 chân trời

Soạn giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay