Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 CTST bài 1 Đọc 2: Cõi lá

Soạn mới Giáo án ngữ văn 11 CTST bài Cõi lá. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT: VĂN BẢN 2: CÕI LÁ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong tản văn qua văn bản Cõi lá.
  • Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc; phát hiện được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh được thể hiện qua văn bản Cõi lá.
  • Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học, tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học qua văn bản Cõi lá.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được một số yếu tố hình thức; nội dung của văn bản Cõi lá.
  • Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình của tản văn.
  • Phân tích được chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm.
  1. Phẩm chất
  • Biết yêu quý và có ý thức giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên.
  • Yêu quý, gắn bó với quê hương xứ sở.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Tranh ảnh có liên quan đến VB.
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Cõi lá.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, chia sẻ cảm nhận cá nhân: Bốn mùa xuân, hạ, thu, dông mang đến cho thiên nhiên những cánh sắc rất đặc trung. Hãy nêu những dấu hiệu biến đổi của thiên nhiên khi thời tiết chuyển mùa mà bạn có ấn tượng sâu sắc.
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS: Bốn mùa xuân, hạ, thu, dông mang đến cho thiên nhiên những cánh sắc rất đặc trung. Hãy nêu những dấu hiệu biến đổi của thiên nhiên khi thời tiết chuyển mùa mà bạn có ấn tượng sâu sắc.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Thiên nhiên từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca nhạc họa. Mỗi một khoảnh khắc chảy trôi của thiên nhiên tạo hóa đều gợi lên những rung cảm thiết tha nơi trái tim người nghệ sĩ. Với Đỗ Phấn, một tay rẽ ngang trong nghiệp văn chương đã bắt được khoảnh khắc giao mùa kì diệu để rồi sáng tạo nên những trang viết vô cùng ấn tượng – Cõi lá. Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nhé!

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và hiểu được một số đặc trưng của thể tùy bút.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về đặc điểm của thể loại tùy bút

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS xem lại phần chuẩn bị về mục Tri thức ngữ văn và làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ sau:

·  Trình bày những hiểu biết về thể loại tản văn.

·   Nêu những đặc điểm của ngôn ngữ văn học.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị.

+ Dự kiến khó khăn: Học sinh chưa đọc phần Tri thức ngữ văn, gặp khó khăn trong việc tổng hợp

+ Tháo gỡ khó khăn: Câu hỏi gợi mở để HS trả lời; gọi HS khác giúp đỡ bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu 1 HS đọc to, rõ ràng văn bản Cõi lá, lưu ý HS ngừng, nghỉ đúng chỗ và đọc diễn cảm.

 GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu trả lời câu hỏi sau đây:

·  Nêu một số nét cơ bản về tác giả Đỗ Phấn và xuất xứ của văn bản “Cõi lá”.

·  Xác định bố cục của văn bản “Cõi lá”.

·  Nêu nội dung chính của văn bản “Cõi lá”.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.

I. Đọc – hiểu văn bản

1. Tản văn và đặc điểm của ngôn ngữ văn học

* Tản văn

Khái niệm: tản văn là một dạng văn xuôi gần với tùy bút,

Đặc trưng:

+ Thường kết hợp tự sự, trữ tình, nghị luận, miêu tả thiên nhiên, khắc họa nhân vật.

+ Tản văn chú trọng việc nêu lên được nét chính của hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội và bộc lộ tình cảm, ý nghĩ của tác giả.

+ Sức hấp dẫn ở tản văn chủ yếu ở khả năng phát hiện những nét đặc thù, đặc biệt của sự việc, đối tượng hay khả năng kết nối, xâu chuỗi các sựu việc, đối tượng có vẻ rời rach, nhỏ nhặt để hướng đến thể hiện chủ đề của tác phẩm.

* Đặc điểm của ngôn ngữ văn học

Giàu sức truyền cảm, biểu cảm: có khả năng chứa đựng tình cảm, cảm xúc.

Tính đa nghĩa: các hình thức ẩn dụ, nhân hóa, tượng trưng, … khiến câu văn hàm chứa nhiều tầng ý nghĩa.

Tính hình tượng: khơi gợi hình ảnh, hình tượng, đem lại liên tưởng, phán đoán thú vị cho người đọc.

Tính thẩm mĩ: ngôn ngữ văn học đạt tới giá trị nghệ thuật, tạo rung động thẩm mĩ cho người đọc.

2. Đọc văn bản

a. Tác giả và xuất xứ văn bản “Cõi lá”.

* Tác giả:

- Đỗ Phấn là nghệ sĩ đã không còn xa lạ với những người yêu nghệ thuật yêu nghệ thuật hội họa và văn học ở nước ta.

- Ông sinh năm 1956 tại Hà Nội, ông viết văn từ khi còn là học sinh phổ thông nhưng lớn lên lại theo học hội họa, thành danh trước hết từ hội họa.

- Đỗ Phấn từng nhận mình là một kẻ “tay ngang” trong văn chương bởi xuất phát điểm của ông không phải là một nhà văn, cũng không học qua trường lớp chuyên nghiệp nào. Ông trở lại con đường viết văn từ năm

- Những điều đẹp đẽ xung quanh cuộc sống của ông đã trở thành tiền đề cho việc sáng tạo văn học nghệ thuật, đặc biệt là Hà Nội.

*Xuất xứ văn bản “Cõi lá”

- Hà Nội đã để thương để nhớ trong nhiều trang văn của Đỗ Phấn, “Cõi lá” là một trong số đó. Tác phẩm được ông sáng tác năm 2008 và cũng là một trong những tản văn được yêu thích nhất của ông, thể hiện rõ phong cách đặc trưng của Đỗ Phấn.

- Đoạn trích “Cõi lá” là chuỗi cảm xúc miên man của tác giả về cảnh sắc thiên nhiên Hà Nội gắn với từng mùa cây thay lá.

b. Bố cục của văn bản

- Bố cục: có thể chia đoạn trích thành ba phần.

+ Đoạn 1 (Từ đầu đến “…xôn xao lá cành”): cảm xúc vỡ òa khi bất ngờ nhận ra mùa xuân đã tới.

+ Đoạn 2 (Từ “Chín cây bồ đề…” đến “…quyến rũ từng bước chân người”): miêu tả chi tiết đặc điểm từng loại lá, cây chuyển sắc theo mùa.

+ Đoạn 3 (Phần còn lại): niềm rung cảm khi đi trong “cõi lá mùa xuân thành phố”.

=> Bố cục trên đã thể hiện đặc điểm cơ bản của thể tản văn: không hoàn toàn theo mạch tự sự, luôn có sự kết hợp với mạch cảm xúc, tự sự và trữ tình hòa quyện.

c. Nội dung chính

Cõi lá là một trong số những tản văn của Đỗ Phấn viết về đề tài lớn là Hà Nội. Nhà văn tái hiện hình ảnh Hà Nội qua những loài cây trong sắc xuân, với ông mùa nào ở nơi đây cũng là mùa lá rụng. Hình ảnh thủ đô hiện lên vừa gần gũi, quen thuộc vừa mang được chất riêng trong cách nhìn của nhà văn.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản.

  1. Mục tiêu: Cảm nhận được vẻ đẹp của “cõi lá” Hà Nội, nhận biết được yếu tố tự sự và trữ tình của tản văn và một số đặc điểm của ngôn từ qua văn bản Cõi lá.
  2. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Cõi lá.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Cõi lá và chuẩn kiến thức GV.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Khám phá văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm, phân công nhóm trưởng, thư ký vào giao dụng cụ là bút và giấy khổ lớn cho mỗi nhóm.

- Từng thành viên sẽ viết ý kiến của mình vào góc của tờ giấy.

- Nhóm trưởng và thư ký sẽ tổng hợp các ý kiến và lựa chọn các ý kiến quan trọng viết vào giữa tờ giấy.

Lưu ý: mỗi thành viên làm việc tại góc riêng của mình.

- GV yêu cầu các nhóm đọc văn bản Cõi lá và trả lời câu hỏi:

Nhóm 1: Theo em, “cõi lá” của tác giả có những ý nghĩa gì? Tìm những chi tiết miêu tả “cõi lá” ứng với những ý nghĩa đó.

Nhóm 2: Tìm một số chi tiết miêu tả màu sắc của lá cây, miêu tả cây cối trong văn bản mà em ấn tượng nhất. Nhận xét đặc điểm ngôn ngữ mà tác giả sử dụng.

Nhóm 3: Nhận xét vẻ đẹp của “cõi lá” và thông điệp nhà văn gửi gắm qua văn bản.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 HS đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả chuẩn bị.

+ Dự kiến khó khăn: Học sinh chưa đọc phần Tri thức ngữ văn, gặp khó khăn trong việc tổng hợp

+ Tháo gỡ khó khăn: Câu hỏi gợi mở để HS trả lời; gọi HS khác giúp đỡ bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

II. Khám phá văn bản

1. Đặc điểm “cõi lá” trong văn bản

- “Cõi lá” là xứ sở của lá, thế giới của lá.

- “Cõi lá” là biểu tượng của vẻ đẹp thiên nhiên, với những hình ảnh miêu tả sắc lá (“lá cây bồ đề như khoảng trời trong veo, ngọt nhu như mật chảy tháng Giêng”, lá bằng lăng, lá bàng đỏ chói, lá xà cừ xanh chen lẫn vàng…).

=> Mỗi loại lá lại mang một vẻ riêng, một gam màu riêng, tô điểm cho bức tranh phong cảnh, làm nên nét đặc trưng, quyến rũ của cảnh sắc Hà Nội.

- “Cõi lá” cũng là “cõi người”:

+ Ẩn hiện trong lá là những gương mặt người: “Những đứa trẻ tan trường ríu rít dưới gốc cây như những thiên thần bước ra từ lá”.

+ Tình yêu của người Hà Nội: “Những người Hà Nội chẳng có việc gì cũng vòng xe qua quãng phố đông mà chật chội […] này để ngắm nhìn chút sắc lá ngọt ngào như mật chảy tháng Giêng”…

- “Cõi lá” cũng là “cõi nhớ”:

+ Khi xa Hà Nội, ai cũng nhớ về những mùa lá rụng vàng tươi bên hồ Hoàn Kiếm,…

+ Cô em gái sống xa Tổ quốc đã hai chục năm có lẻ, mỗi lần gọi điện về đều hỏi con đường ven hồ Gươm mùa này lá rụng chưa?

- “Cõi lá” là nguồn nhựa sống của người Hà Nội, đi trong “cõi lá” ai cũng thấy mình như trẻ lại.

=> Thế giới câu, lá và con người hòa quyện trong nhau, nương tựa vào nhau, làm nên một thực thể sống, cùng sinh tồn.

2. Một số tiết miêu tả cây cối trong văn bản

- “Chín cây bồ đề trên đường Trần Nhân Tông làm thành một khoảng trời trong veo màu thạch lựu”.

=> Ngôn ngữ giàu sức truyền cảm, biểu cảm và có tính thẩm mỹ. Những cây bồ đề đang vào mùa rụng lá, lá cây sẽ chuyển đỏ, tác giả dùng “màu thạch lựu” để miêu tả sắc lá của cây bồ đề giúp người đọc dễ dàng hình dung ra sắc lá, lại vừa cảm nhận được cái “trong veo” của khoảng trời - rất trong, như có thể nhìn thấu suốt được.

- “Những tưởng vô duyên đến như cây xà cừ là cùng. Cứ như người đàn bà phổng phao nhạt hoét”.

=> Ngôn ngữ giàu tính hình tượng, so sánh hình dáng cây xà cừ bới hình ảnh “người đàn bà phổng phao nhạt hoét”. Đây là một liên tưởng thú vị của nhà văn, mượn hình dáng con người để miêu tả hình dáng của cây. Từ “nhạt hoét” là từ chỉ tính cách, ý chỉ sự nhàm chán, không có gì đặc biệt tựa như cây xà cừ được duy nhất một điểm là to lớn vậy mà lại cũng là nhược điểm mỗi khi bão về.

3. Nhận xét vẻ đẹp của “Cõi lá” và tình cảm, cảm xúc mà tác giả gửi gắm.

*Vẻ đẹp của “cõi lá”:

- Mùa xuân, chẳng phải là đề tài hiếm gặp của văn chương từ cổ chí kim. Xuân Hà Nội cũng đã được nhiều cây bút miêu tả. Nhưng với Đỗ Phấn, cảm thức về xuân gắn chặt với những màu lá: màu lá cây bồ đề.

- Đỗ Phấn nhận định rằng Hà Nội quanh năm lá rụng, trở thành một hiện tượng không thể thiếu trong trái tim những người con xa quê.

- Nhà văn miêu tả những cây xà cừ với những ấn tượng về kích thước to lớn, thể hiện sự am hiểu tường tận và vốn sống phong phú của nhà văn về thiên nhiên và con người Hà Nội.

- Cuối cùng, Đỗ Phấn nhấn mạnh những hàng cây, vòm lá đã trở thành một nét đẹp văn hóa, trở thành nhựa sống của Hà Nội.

*Thông điệp của văn bản

 

----------------Còn tiếp----------------

Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 CTST bài 1 Đọc 2: Cõi lá

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 11 chân trời mới, soạn giáo án ngữ văn 11 chân trời bài Cõi lá, giáo án ngữ văn 11 chân trời

Soạn giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay