Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
TIẾT: VĂN BẢN 3: TẢO PHÁT BẠCH ĐẾ THÀNH
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, thực hiện yêu cầu: Chia sẻ những hiểu biết của em về nhà thơ Lý Bạch.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV gợi mở:
+ Lý Bạch sinh năm 701, mất năm 762, tự là Thái Bạch, hiệu là Thanh Liên cư sĩ. Ông sinh ra tại vùng quê Thanh Liên, Chương Minh, Tứ Xuyên, nhưng sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Trường Giang. Xuất thân từ một gia đình thương gia giàu có, vì thế từ nhỏ ông đã được học hành múa, học đạo, múa kiếm,… Lớn lên ông thích ngao du thiên thủy.
+ Nhà thơ Lý Bạch được mệnh danh là tiên thơ. Thơ ông mang phong cách phóng khoáng, chủ yếu nói đến cõi tiên, nên nhiều người gọi ông là “Thi tiên”. Trong giới thi nhân rất khâm phục tài uống rượu vừa ngâm thơ của ông nên gọi ông là “Tửu tiên”. Ngoài ra ông còn được Hạ Tri Chương gọi “Thượng trích tiên”.
+ Thơ Lý Bạch được viết rất nhiều đề tài: tình bạn, tình yêu, phong cảnh non nước hữu tình, thưởng hoa, hay châm biếm bọn quyền quý sống xa hoa dâm đãng, cảm thông với nỗi khổ của người dân, của người vợ xa chồng do chiến tranh … Phong cách thơ của ông rất khoáng đạt, bay bổng lại rất tự nhiên, giảm dị và tinh tế.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Sáng tác của Lí Bạch rất nhiều. Tác phẩm nào cũng mang phong cách và đặc trưng riêng. Lý Bạch làm hơn 20.000 bài thơ cả thảy, nhưng làm bài nào vứt bài đó, nên được biết tới chủ yếu nhờ dân gian ghi chép lại. Đến nay thì thơ Lý Bạch còn trên dưới 1000 bài được tổng hợp lại trong tập Hà Nhạc Anh Linh tập, một tuyển tập thơ rất đồ sộ thời Vãn Đường do Ân Phan chủ biên vào năm 753, và hơn 43 bài của ông được ghi trong Đường Thi Tam Bách Thủ được biên bởi Tôn Thù, một học giả thời nhà Thanh. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu văn bản Tảo phát bạch đế thành để có thêm kiến thức về những trang thơ của Lý Bạch nhé!
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu 1 HS đọc to, rõ ràng văn bản Tảo phát Bạch Đế thành, lưu ý HS đọc diễn cảm. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời những câu hỏi sau đây: · Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản “Tảo phát Bạch Đế thành”. · Giải thích nhan đề “Tảo phát Bạch Đế thành”. · Cho biết hai địa danh Bạch Đế và Giang Lăng được nhắc đến trong văn bản là gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Tìm hiểu chung về văn bản 1. Xuất xứ văn bản Tảo phát Bạch Đế thành. - Tảo phát Bạch Đế thành (có sách chép là Bạch Đế hạ Giang Lang) được Lý Bạch sáng tác trong một hoàn cảnh đặc biệt: năm 755 An Lộc Sơn nổi loạn chiếm Trường An, Đường Huyền Tông bỏ chạy vào đất Thục (Tứ Xuyên) năm sau nhường ngôi cho. con là Túc Tông Lý Hanh. Lúc bỏ chạy, Huyền Tông có giao cho em của Túc Tông là Vĩnh Vương Lý Lân bảo vệ lưu vực sông Trường Giang. Năm 759, Lý Bạch ra nhập đội quân của Lý Lân, nhưng không may cho ông, Lý Lân bị nghi làm phản và ít lâu sau bị tiêu diệt. Lý Bạch bị bắt và bị đày đi Dạ Lang (miền đông tỉnh Quý Châu), nhưng vừa đến thành Bạch Đế thì được tha. Ong hết sức vui mừng liền sáng tác bài thơ này thể hiện cảm xúc sung sướng đang dâng trào của mình. Bài thơ từ lâu đã được xem là danh tác. 2. Nhan đề - Tảo phát Bạch Đế thành: ra đi sớm từ thành Bạch Đế. 3. Hai địa danh Bạch Đế và Giang Lăng - Bạch Đế: một thành cổ thuộc thượng nguồn sông Trường Giang, nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên. - Giang Lăng: thuộc Hồ Bắc, cách Bạch Đế 2200 dặm. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Phân tích hình ảnh, nội dung, thông điệp trong bài thơ Tảo phát Bạch Đế thành Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS chia lớp thành 3 nhóm, đọc văn bản Tảo phát Bạch Đế thành và trả lời câu hỏi: · Nhận xét về bức tranh thiên nhiên trên đường từ Bạch Đế đến Giang Lăng được miêu tả trong bài thơ (thiên nhiên được quan sát, miêu tả qua cái nhìn của ai, trong hoàn cảnh nào, vẻ đẹp riêng của thiên nhiên nơi đây,...). · Phân tích một số hình ảnh, từ ngữ có tác dụng thể hiện vẻ đẹp riêng của phong cảnh thiên nhiên và tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trước phong cảnh ấy. · Xác định chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 HS đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả chuẩn bị. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Tổng kết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập · GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu: Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Tảo phát Bạch Đế thành”. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 HS đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả chuẩn bị. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức | I. Hình ảnh, nội dung, thông điệp trong bài thơ Tảo phát Bạch Đế thành 1. Bức tranh thiên nhiên trên đường từ Bạch Đế đến Giang Lăng được miêu tả trong bài thơ - Với niềm vui sướng của ngừi vừa thoát tội, Lý Bạch chọn khoảng thời gian là buổi sớm mai tươi đẹp: “Triệu từ Bạch Đế thái vân gian” (Dịch: “Sáng từ biệt thành Bạch Đế trong sắc mây rực rỡ”). - Thành Bạch Đế vốn cao, với Lý Bạch nó càng làm cho hồn thơ được rộng mở bay bổng. Mây trên thành vốn dày, đó là một cảnh đẹp rực rỡ (“thái vân gian” – giữa ngàn mây rực rỡ). - Bạch Đế cách Giang Lăng đến cả ngàn dặm nhưng con thuyền ông đi: “Một ngày vượt ngàn dặm đến Giang Lăng”. Con thuyền lao đi vun vút. “Khinh chu” tức là con thuyền nhẹ, dễ dàng vượt qua núi non ngàn dặm, quả đúng là con thuyền của một người vừa thoát tội đi đày, tự do, phóng khoáng lao về phía trước. - Hai bên bờ là tiếng vượn kêu không dứt, cảm tưởng như chúc mừng nhà thơ, không khí trở nên náo nhiêt, rộn ràng… => Bức tranh thiên nhiên với núi non sông nước hùng vĩ, có sự xuất hiện của chiếc thuyền làm tâm điểm ở đó ta thấy được tư thế tự do, hiên ngang của con người. 2. Một số hình ảnh, từ ngữ có tác dụng thể hiện vẻ đẹp riêng của phong cảnh và tình cảm, cảm xúc của nhà thơ - Hình ảnh “vạn trùng san” (núi non muôn trùng): là hình ảnh cho thấy vẻ đẹp của núi sông hùng vĩ của phía nam Trung Quốc từ Bạch Đế (tức là vùng đất Tứ Xuyên ngày nay) đến Giang Lăng (ngày nay là Hồ Bắc). Nơi đây núi tiếp núi, vách đá che khuất cả bầu trời, vượn kêu thê thảm, hang trống truyền âm thanh bị ai không dứt (tiếng vượn đôi bờ kêu khổng dứt). - Hình ảnh “khinh chu” (con thuyền nhẹ): tâm trạng của chủ thể trữ tình lại rất hào hứng, vui tươi, hoà nhập vào cảnh tượng hùng vi đó qua câu cuối có từ “khinh chu” (con thuyền nhẹ) vượt qua núi non muốn dặm. Có thể thấy đó là sự hoà hợp thiên – nhân (thiên nhiên – con người). 3. Chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ - Chủ đề: lòng yêu mến thiên nhiên, cảnh vật, sự giao hòa giữa con người và những thay đổi của tự nhiên. - Cảm hứng chủ đạo: tinh thần lạc quan, sự ngợi ca và yêu thương phong cảnh, nhất là phong cảnh núi non hùng vĩ, vì lẽ đó mà Lý Bạch được tôn vinh là nhà thơ sơn thủy đại tài của Trung Quốc. II. Tổng kết 1. Nội dung - Qua việc miêu tả khung cảnh thiên nhiên trên quãng đường từ Bạch Đế về Giang Lăng, ta thấy được tình yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ, tâm thế tự do và sự hoàn nhập giữa con người và thiên nhiên tạo nên bức tranh phong cảnh hết sức đẹp và tao nhã. 2. Nghệ thuật - Nghệ thuật nổi bật của bài thơ là nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình” – đây là một đặc trưng của Đường thi. Bằng tài năng Lý Bạch, thi phẩm vẫn chính là một giá trị độc đáo, là cánh cửa để người đọc thâm nhập vào thê giới tinh thần riêng biệt của nhà thơ và đồng thời, qua đó cảm nhận được những dư ba khác nhau của tinh thần thời đại. - Giọng điệu phóng khoáng, hòa sảng, hình ảnh giản dị nhưng mang nhiều ẩn ý. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác