Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 CTST bài 9 văn bản 4: Xà bông con vịt

Soạn mới Giáo án ngữ văn 11 CTST bài Xà bông con vịt. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT: VĂN BẢN 4: XÀ BÔNG “CON VỊT”

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí.
  • Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chính thể của tác phẩm.
  • Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí.
  • Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chính thể của tác phẩm.
  • Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
  1. Phẩm chất
  • Trân trọng những kỉ niệm và trải nghiệm tuổi thơ, sống có trách nhiệm với bản thân và với mọi người.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Xà bông “Con Vịt”.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ: Nêu suy nghĩ của em về tình yêu nước của người dân Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh.
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ: Nêu suy nghĩ của em về tình yêu nước của người dân Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở: Yêu nước đã trở thành truyền thống quý giá của dân tộc Việt Nam. Dù trong quá khứ hay hiện tại, nhân dân Việt Nam vẫn luôn giữ gìn và phát huy truyền thống đó. Trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược, hễ là người Việt Nam thì đều đoàn kết để chống lại kẻ thù. Từ những vị anh hùng nổi tiếng trong lịch sử đến biết bao con người vô danh đã hy sinh vì nền độc lập của dân tộc, không phân biệt tuổi tác, giới tính hay địa vị.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cũng đi tìm hiểu văn bản Xà bông “Con Vịt” để hiểu hơn về tình yêu nước và lòng tự tôn dân tộc của ông cha ta nhé!

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và hiểu được một số đặc điểm của thể loại văn tế, nắm được một số thông tin về tác giả, tác phẩm của văn bản Xà bông “Con Vịt”.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV yêu cầu HS chia lớp thành 3 nhóm, thực hiện những yêu cầu sau:

+ Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Trần Bảo Định.

 

+ Nêu xuất xứ văn bản Xà bông “Con Vịt”.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 II. Tìm hiểu chung về văn bản

1. Tác giả

- Bút danh khác: Cao Thị Hoàng, Lê Kim Phượng

- Sinh năm 1944 tại An Vĩnh Ngãi, Long An, học tại trường Đại học Văn Khoa, Viện Đại học Đà Lạt.

- Đã xuất bản nhiều tập thơ như Ngao du sơn thủy, Thầy tôi, Mẹ. Tiếng lòng, Vợ tôi, Làng tôi… và hai tập truyện "Kiếp Ba khía", "Đời Bọ hung" xuất bản năm 2014, 2015.

- Sách ông viết đầy những hình tượng ẩn dụ về thân phận con người từ các sinh vật: bọ hung, ba khía, lìm kìm... Những câu chuyện được kể ngỡ cứ nhẹ nhàng như không, mà thấm thía cái ân tình với người, với đất.

2. Văn bản Xà bông “Con Vịt”.

- Văn bản được trích trong tác phẩm Dấu ấn thời gian – khát vọng người xưa (NXB Tổng hợp thành phố HCM 2022).

 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản.

  1. Mục tiêu: Phân tích và đánh giá đặc điểm của thể loại truyện kí thông qua văn bản Xà bông “Con Vịt”.
  2. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Xà bông “Con Vịt”.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Xà bông “Con Vịt” và chuẩn kiến thức GV.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi sau:

Tóm tắt câu chuyện và xác định đề tài, chủ đề của văn bản.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nhận biết và phân tích sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia lớp thành 2 nhóm, trả lời câu hỏi sau:

+ Nhóm 1: Kẻ mẫu bảng trong SGK trang 99 và liệt kê một số nội dung, chi tiết thuộc loại yếu tố xác định (phi hư cấu) hoặc yếu tố không xác định (có thể hư cấu) được sử dụng trong các đoạn của văn bản.

+ Nhóm 2: Phân tích tính cách của Cai Tuất, cho biết sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tính cách của nhân vật này.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Nhận xét những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi sau: Bình luận về cách lựa chọn hành động của Cai Tuất ở cuối văn bản. Tác phẩm giúp bạn hiểu thêm điều gì về ý thức và khát vọng tự cường dân tộc của doanh nhân Việt Nam vào đầu thế kỉ XX?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

Nhiệm vụ 4: Nhận biết đặc điểm của thể loại truyện kí

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi sau: Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết văn bản Xà bông “Con Vịt” thuộc thể loại truyện kí?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

Nhiệm vụ 4: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu: Hãy rút ra giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật từ văn bản Xà bông “Con Vịt”.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại 1 – 2 HS trình bày.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm

1. Tóm tắt nội dung văn bản

- Tóm tắt: Truyện kể về Cai Tuất, ông cùng với một số nhân sĩ yêu nước khác đã mở một xưởng sản xuất xà bông hiệu là “Con Vịt” để người Việt có thể dùng hàng Việt. Cơ sở đã tạo nên công việc cho nhiều người và không khí cuộc sống trở nên nhộn nhịp, tấp nập hơn. Khi những mẻ xà bông đầu tiên của Cai Tuất ra lò, mọi người và cả ông đều hết sức là vui mừng. Ông còn được Trần Chánh Chiêu khen ngợi trước sản phẩm mà ông làm ra và ông hứa mình sẽ đưa sản phẩm ngày càng phát triển hơn. niềm vui chưa được bao lâu thì có người chỉ điểm của Pháp đã khiến cho những cơ sở sản xuất như ông Tuất bị đàn áp, không kinh doanh nổi. Trước sự việc đó, ông Tuất như chết lặng, ngậm ngùi nhìn những xưởng sản xuất của mình. Nhưng ông quyết không cho bọn Pháp lấy những sản phẩm của người Việt đi, mà ông đã châm lửa đốt cả xưởng sản xuất của mình đi.

- Đề tài: tập trung vào bối cảnh Nam Bộ thời chống Pháp với những phong trào Đông Du và Minh Tân, người dân Việt Nam từ phong trào người Việt dùng hàng Việt mà tạo nên thương hiệu xà bông Con Vịt để rồi không khuất phục trước những đàn áp của giặc.

- Chủ đề: ngợi ca tình yêu nước và tự tôn dân tộc của những nhân sĩ yêu nước.

II. Nhận biết và phân tích sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu

1. Một số nội dung, chi tiết thuộc loại yếu tố xác định (phi hư cấu) hoặc yếu tố không xác định (có thể hư cấu) được sử dụng trong các đoạn của văn bản.

- GV gợi mở theo bảng ở PHỤ LỤC 24.

2. Tính cách của Cai Tuất

- Tính cách của Cai Tuất đã được thể hiện qua một số chi tiết:

“Cả vùng Sầm Giang mấy ai không bái phục tài lựa chọn chó tốt của Cai Tuất. Vả lại ông ta chẳng những không giấu nghề mà con phổ biến cho xóm giếng cùng biết” 

ð Là người tài giỏi, có biệt tài chọn chó tốt. Nổi tiếng khắp vùng nhưng hòa đồng và không kênh kiệu.

+ “chẳng can đởm ăn thịt chó, con vật mang biểu tượng trung thành với chủ; và cả thịt trâu, con vật mang biểu tượng bạn nhà nông”, “hãnh diện về con chó mực nhà ông”

ð  Là người vui vẻ, hóm hỉnh và yêu động vật.

- Ông là một người tốt, ông luôn muốn cuộc sống của tất cả mọi người tốt đẹp hơn vì vậy ông đã xây dựng cơ sở sản xuất xà bông hiệu “Con Vịt” để tạo công ăn việc làm cho nhiều người.

- …

ð Sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu có thể giúp thể hiện tính cách của nhân vật một cách phong phú và đa chiều hơn. Đồng thời giúp tác giả tạo ra những tình huống hoặc sự kiện đặc biệt để thử thách nhân vật, từ đó thể hiện tính cách, suy nghĩ, hành động và quan điểm của nhân vật.

III. Những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung

- Cách lựa chọn hành động của Cai Tuất thể hiện ông là một người có tấm lòng yêu nước sâu sắc, khó thay đổi, khó có thể phai mờ được bởi lợi ích hay tiền tài. Ông có thể mất hết tất cả, đánh đổi cả sự nghiệp mà ông đã gây dựng nhưng không thể mất đi được lòng trung trinh và đất nước.

- Qua hành động ta thấy được ý thức và khát vọng tự cường dân tộc của danh nhân Việt Nam vào đầu thế kỉ XX, họ mang trong mình lòng yêu quê hương, đất nước lớn lao, luôn đau đáu làm sao để dân tộc mình không phải bó tay, chịu cảnh lệ thuộc vào hàng hóa của tư bản Pháp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. Nhận biết đặc điểm của thể loại truyện kí

- Những dấu hiệu giúp nhận biết văn bản Xà bông “Con Vịt” thuộc thể loại truyện kí là:

+ Lối kể chuyện rất thực tế và chi tiết về các sự kiện và hành động của nhân vật, mô tả rõ ràng những tình huống trong câu chuyện.

+ Văn bản mang tính cảm động và sâu sắc về mặt tâm lý, giúp độc giả suy ngẫm về cuộc sống và con người.

+ Đề tài chủ yếu về cuộc sống và con người, đi sâu miêu tả số phận của những con người trong xã hội phong kiến cũ.

+ …

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. Tổng kết

1. Nội dung

- Nhân vật ông Cai Tuất là đại diện cho những người yêu nước bấy giờ, ông thà mất đi tất cả, nhất quyết không bán cho thực dân Pháp. Qua tác phẩm này chúng ta thấy được tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc Việt Nam. Đó chính là truyền thống quý báu từ ngàn đời nay. Với nội dung như vậy có thể thấy chủ đề chính của truyện chính là ca ngợi tinh thần yêu nước của dân tộc ta, khẳng định ý thức tự tôn dân tộc, cương quyết đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù.

2. Nghệ thuật

- Thể loại: truyện kí.

- Giọng điệu: giản dị mà sâu sắc.

- Kết hợp các yếu tố hư cấu và phi hư cấu, kết hợp ngôn ngữ độc thoại và đối thoại…

PHỤ LỤC 24

Đoạn

Nội dung, chi tiết

Yếu tố xác định (phi hư cấu)

Yếu tố không xác định (hư cấu)

Một

Cai Tuất có tài lựa chọn chó tốt cả vùng Sầm Giang

 

x

Chọn chó khôn cần lưu ý “Mắt to, phá trên chân mày điểm sậm màu…. đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì…”

 

x

Giu-béc Chiếu nhờ điền chủ Dương nói với Cai Tuất câu ca dao “Tham chi đồng bạc con cò/ Bỏ cha, bỏ mẹ theo phò Lang Sa

 

x

Phong trào Minh Tân trên đất Mỹ Tho

x

 

Nam Kỳ thuộc Pháp

x

 

Hai

Lê Văn Cửu, một trong tám người gốc gác dân Mỹ Tho, là sáng lập viên Công ty Cổ phần “Nam Kỳ Minh Tân công nghệ”

x

 

Ông Huỳnh Đình Điển, chủ khách sạn Nam Kỳ

x

 

Minh Tân là phong trào yêu nước, kết nối giữa phong trào Đông Du và phong trào Duy Tân. Mục đích cuối cùng là đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc

x

 

Ba

Điền chủ Dương là chủ nhà máy xay xát gạo lớn bậc nhứt ở Long Hưng

 

x

“Nam Kỳ thương cuộc” do ông Trần Văn Thạnh ở Chợ gạo thành lập: “,,, lập sở nhà máy xay lúa, lập hãng ăn lúa gạo (để trực tiếp xuất khẩu) hoặc là lựa con dân đứa nào thông thái thì cho nó qua bên Tây học bác vật…” (Lục Tỉnh tân văn)

x

 

Chủ tỉnh Mỹ Tho phát lịnh từ tòa Bố đàn áp, bắt bớ và tịch thu các cơ sở của Minh Tân

x

 

Bốn

Cai Tuất châm lửa đốt những thùng dầu bao quanh thành chiến lũy. Rừng lửa trùm mất hút bọn thực dân Pháp và lũ tay sai

 

x

Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 CTST bài 9 văn bản 4: Xà bông con vịt

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 11 chân trời mới, soạn giáo án ngữ văn 11 chân trời bài Xà bông con vịt, giáo án ngữ văn 11 chân trời

Soạn giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay