[toc:ul]
1. Quy tắc nhân hai phân thức.
HĐ1:
Quy tắc phép nhân hai phân số: Muốn nhân hai phân số, ta nhân các tử với nhau và nhân các mẫu với nhau.
Kết luận: Muốn nhân hai phân thức, ta nhân các tử thức với nhau và nhân các mẫu thức với nhau:
$\frac{A}{B}.\frac{C}{D}=\frac{A.B}{C.D}$
Chú ý: Kết quả của phép nhân hai phân thức được gọi là tích. Ta thường viết tích này dưới dạng rút gọn.
Ví dụ 1 (SGK – tr.44)
Luyện tập 1:
a) $\frac{x^{3}+1}{x^{2}-2x+1}.\frac{x-1}{x^{2}-2x+1}$
$=\frac{(x+1)(x^{2}-x+1)}{(x-1)^{2}}.\frac{x-1}{x^{2}-x+1}$
$=\frac{(x+1)(x^{2}-x+1)(x-1)}{(x-1)^{2}(x^{2}-x+1)}$
$=\frac{x+1}{x-1}$
b) $(x^{2}-4x+4).\frac{2}{3x^{2}-6x}$
$=(x-2)^{2}.\frac{2}{3x(x-2)}=\frac{2(x-2)^{2}}{3x(x-2)}$
$=\frac{2(x-2)}{3x}=\frac{2x-4}{3x}$
2. Tính chất của phép nhân phân thức.
HĐ2:
Phép nhân phân số có các tính chất: giao hoán, kết hợp, phân phối đối với phép cộng, nhân với 1.
Với các số a, b, c, d, e, g (b, d, g 0), ta có:
Lưu ý: Nhờ tính chất kết hợp nên trong một dãy phép nhân nhiều phân thức, ta có thể không cần đặt dấu ngoặc.
1. Phân thức nghịch đảo
Nhận xét: Phân thức $\frac{B}{A}$ được gọi là phân thức nghịch đảo của phân thức $\frac{A}{B}$ với A, B là các đa thức khác đa thức 0.
Ví dụ 4 (SGK – tr.46)
2. Phép chia phân thức
HĐ3:
Quy tắc chia hai phân số: Muốn chia hai phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
Kết luận: Muốn chia phân thức $\frac{A}{B}$ cho phân thức $\frac{C}{D}$ khác 0, ta nhân $\frac{A}{B}$ với phân thức nghịch đảo của $\frac{C}{D}$
$\frac{A}{B}:\frac{C}{D}=\frac{A}{B}.\frac{D}{C}$ với $\frac{C}{D}$ khác 0.