Ôn tập kiến thức Toán 8 Cánh diều bài 5: Hình chữ nhật

Ôn tập kiến thức Toán 8 Cánh diều bài 5: Hình chữ nhật. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. ĐỊNH NGHĨA 

HĐ1

Trong tứ giác ABCD: $\widehat{A}=\widehat{B}=\widehat{C}=\widehat{D}$ = 90°.  Định nghĩa: Hình chữ nhật là tứ giá

Trong tứ giác ABCD: $\widehat{A}=\widehat{B}=\widehat{C}=\widehat{D}$ = 90°.

Định nghĩa: Hình chữ nhật là tứ giác có bốn góc vuông.

Ví dụ 1: (SGK – tr.109)

Hướng dẫn giải (SGK – tr.109).

Nhận xét: Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật.

II. TÍNH CHẤT

HĐ2

a) Mỗi hình chữ nhật là một hình thang cân (do nó là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau và bằng 90°).

b) Mỗi hình chữ nhật là một hình bình hành (do nó có hai cặp góc đối bằng nhau và cùng bằng 90°).

Nhận xét: Hình chữ nhật có tất cả các tính chất của hình bình hành và hình thang cân.

Định lí: Trong một hình chữ nhật:

  • Hai cạnh đối song song và bằng nhau;
  • Hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Ví dụ 2: (SGK – tr.110)

Hướng dẫn giải (SGK – tr.110)

Luyện tập 1

Cho hình chữ nhật ABCD có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O. Gọi M,N lần lược là hình chiếu của O trên AB, BC Vì M, N là hình chiếu của O lên AB, AC  => OM ⊥ AB và ON ⊥ BC  Xét tứ giác OMBN: $\widehat{OMN}=

Vì M, N là hình chiếu của O lên AB, AC

=> OM ⊥ AB và ON ⊥ BC

Xét tứ giác OMBN: $\widehat{OMN}=\widehat{MBN}=\widehat{BNO}$ = 90°

Do đó tứ giác OMBN là hình chữ nhật.

=> OB = MN

Do ABCD là hình chữ nhật OB = OD = MN = $\frac{1}{2}$AC

=> MN = OB = $\frac{1}{2}$AC

III. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

HĐ3

a) Do ABCD là hình bình hành 

=> AB//CD và $\widehat{C}=\widehat{A}$ = 90°; $\widehat{B}=\widehat{D}$

Mặt khác: AB // CD => $\widehat{A}+\widehat{D}$ = 180°

=> $\widehat{D}=180^{o}-\widehat{A}=180^{o}-90^{o}=90^{o}$

=> $\widehat{A}=\widehat{B}=\widehat{C}=\widehat{D}$ = 90° nên ABCD là hình chữ nhật.

b)

Do ABCD là hình bình hành => AB = CD

Do ABCD là hình bình hành => AB = CD

Và AB // CD

Xét ∆ABC và ∆DCB có:

BC chung; AB = DC; AC = DB (gt)

=> ∆ABC = ∆DCB (c.c.c)

=> $\widehat{ABC}=\widehat{DCB}$

Do AB//CD => $\widehat{ABC}+\widehat{DCB}$ = 180°

=> $2\widehat{ABC}=180^{o}\Rightarrow \widehat{ABC}=90^{o}$

Vậy hình bình hành ABCD có 1 góc vuông nên là hình chữ nhật.

Dấu hiệu nhận biết

  • Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật.
  • Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.

Ví dụ 3: (SGK – tr.111).

Hướng dẫn giải (SGK – tr.111).

Luyện tập 2

Do ABCD là hình bình hành => AB // CD và OA = OC; OB = OD Do ABCD là hình bình hành => AB // CD và OA = OC; OB = OD  Từ AB // CD => $\wid

Do ABCD là hình bình hành => AB // CD và OA = OC; OB = OD

Từ AB // CD => $\widehat{CAB}=\widehat{ACD}$ hay $\widehat{OAB}=\widehat{OCD}$

Mà $\widehat{OAB}=\widehat{ODC}$ (gt) => $\widehat{ODC}=\widehat{OCD}$

Suy ra ∆ODC cân tại O => OD = OC

Mà OA = OC; OB = OD

=> OA = OB = OC = OD => AC = BD

Hình bình hành ABCD có hai đường chéo AC = BD nên là hình chữ nhật.

Nhận xét: Nếu một tam giác có đường trung tuyến ứng với một cạnh bằng nửa cạnh ấy thì tam giác đó là tam giác vuông.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Toán 8 Cánh diều bài 5: Hình chữ nhật, Kiến thức trọng tâm Toán 8 Cánh diều bài 5: Hình chữ nhật

Xem thêm các môn học

Giải toán 8 Cánh diều mới

TOÁN 8 CÁNH DIỀU TẬP 2

CHƯƠNG VI. MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

CHƯƠNG VIII. TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG. HÌNH ĐỒNG DẠNG

 

Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com