[toc:ul]
HĐ1
Ta thấy Độ dài của các cạnh AB, BC, CD, DA của tứ giác ABCD là bằng nhau.
Định nghĩa: Hình thoi là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau.
Ví dụ 1: (SGK – tr.113)
Hướng dẫn giải (SGK – tr.113)
HĐ2
a) Do ABCD là hình thoi => AB = BC = CD = DA
Tứ giác ABCD có AB = CD; AD = BC nên là hình bình hành.
b) Do ABCD là hình bình hành nên OB = OD
Xét ∆OAD và ∆OAB có:
OA chung; AD = AB; OD = OB
=> $\widehat{AOD}=\widehat{AOB}$. mặt khác chúng lại là 2 góc bù nhau nên $\widehat{AOD}=\widehat{AOB}$ = $90^{\circ}$
=> AC ⊥ BD tại O.
c) Xét ∆ABC và ∆ADC có:
AC chung; AB = AD; BC = DC (theo câu a)
=> ∆ABC = ∆ADC (c.c.c)
=> $\widehat{BAC}=\widehat{DAC}$ nên AC là phân giác $\widehat{BAD}$.
Nhận xét: Hình thoi là một hình bình hành nên hình thoi có tất cả các tính chất của hình bình hành.
Định lí: Trong một hình thoi:
Ví dụ 2: (SGK – tr.114)
Hướng dẫn giải (SGK – tr.114).
Luyện tập 1
Ta có: ABCD là hình thoi, AB = AD = DC = CB; $\widehat{ABC}$ = 120°.
=> ∆ABD cân tại A.
Lại có BD là phân giác ABC (tính chất hình thoi).
=> $\widehat{ABD}=\frac{1}{2}\widehat{ABC}=\frac{1}{2}.120^{o}=60^{o}$
Vậy ∆ABD là tam giác cân có một góc $\widehat{ABD}=60^{o}$ nên là tam giác đều.
HĐ3
a) Do ABCD là hình bình hành nên AB = CD và AD = BC.
Mà AB = BC => AB = BC = CD = DA
Vậy ABCD là hình thoi.
b)
Do ABCD là hình bình hành => Hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
=> ACBD tại trung điểm O của BD
=> AC là trung trực của BD.
Vì AC là đường trục trực của BD => AD = AB
Theo câu a, hình bình hành ABCD có hai cạnh kề AD và AB bằng nhau nên là hình thoi.
Dấu hiệu nhận biết
Ví dụ 3: (SGK – tr.115)
Hướng dẫn giải (SGK – tr.115)
Luyện tập 2
Do MN = MA => M là trung điểm AN
Tứ giác ABNC có hai đường chéo AN và BC cắt nhau tại trung điểm M mỗI đường.
=> ABNC là hình bình hành.
Mặt khác ∆ABC cân tại A, AM là trung tuyến, cũng là đường cao => AM ⊥ BC hay AN ⊥ BC.
=> Hình bình hành ABCD có hai đường chéo vuông góc với nhau tại trung điểm mỗi đường nên ABCD là hình thoi.