Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Sau bài học này, HS sẽ:
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu - Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS nghe lại một bài hát về chú bộ đội: Chú bộ đội (nhạc và lời: Hoàng Hà) https://www.youtube.com/watch?v=H66T-bxZ1Xk&t=22s - GV dẫn dắt HS vào bài: Các em vừa nghe và hát một bài hát hay về chú bộ đội. Bây giờ, các em sẽ được đọc một bài thơ về chú bộ đội. Đó là bài thơ Chú hải quân. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc được bài thơ Chú hải quân với giọng đọc ngợi ca, tự hào về các chú hải quân. - Giải nghĩa được những từ ngữ khó. - Đọc đúng những từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai. Có ý thức phân biệt các âm, vần, thanh dễ lẫn và viết đúng chính tả. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu cho HS bài thơ Chú hải quân: giọng đọc ngợi ca, tự hào về các chú hải quân. - GV tổ chức và hướng dẫn cho HS luyện đọc: + GV hướng dẫn HS đọc và ngắt nhịp dòng thơ. + Đọc nối tiếp từng khổ thơ trước lớp: GV chỉ định 1 HS đầu bàn đọc, lần lượt từng em đứng lên đọc tiếp nối đến hết bài. à GV sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc cho HS. Nhắc HS nghỉ hơi dài hơn giữa các khổ thơ, đọc đúng nhịp thơ, giọng đọc thể hiện sự ngợi ca, tự hào về các chú hải quân. + HS làm việc nhóm đôi: Đọc tiếp nối 2 khổ thơ. - GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp 2 khổ thơ trước lớp (theo bàn, nhóm, tổ). - GV mời HS cả lớp đọc đồng thanh cả bài (giọng vừa phải, không đọc quá to). - GV mời HS khá giỏi đọc lại toàn bài. - GV nhấn mạnh: HS không bắt buộc phải thay đổi cách phát âm địa phương của mình, trừ những lỗi phát âm như nắng gió, trập trùng, lá cờ, mai này, đảo nhỏ, biển trời, mỉm cười, dạt dào, sóng vỗ, bão tố, tàu thuyền, giữ yên... - GV mời HS đọc to, rõ yêu cầu giải nghĩa từ mới: + Trập trùng: lớp nọ nối tiếp lớp kia thành dãy dài và cao thấp không đều nhau. + Chơi vơi: trơ trọi giữa khoảng trống rỗng, như không bám víu vào đâu. + Dạt dào: tràn đầy, tràn ngập do dâng lên nhiều và liên tục. + Hiên nganh: đàng hoàng, tự tin, không cíu đầu trước những sự đe dọa. Hoạt động 2: Đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi tìm hiểu bài. Trả lời câu hỏi bằng trò chơi phỏng vấn. - Hiểu được nội dung của bài thơ: Ca ngợi chú hải quân luôn hiên ngang, bất chấp mọi khó khăn để bảo vệ biển đảo của Việt Nam. b. Cách tiến hành - GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ ràng 4 câu hỏi: (1) Những hình ảnh nào nói lên khó khăn, giản khổ của chú hải quân? (2) Tìm những hình ảnh của chú hải quân đứng gác. (3) Hình ảnh nào trong khổ thơ 4 khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam? (4) Hai dòng thơ cuối nói lên ước mong gì của bạn nhỏ? - GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi tìm hiểu bài. HS trả lời câu hỏi bằng trò chơi Phỏng vấn. - GV yêu cầu HS thực hiện trò chơi: + Mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia. + Đại diện nhóm 1 đóng vai phóng viên, phỏng vấn đại diện nhóm 2. Nhóm 2 trả lời, sau đó đổi vai.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài thơ thể hiện điều gì? - GV mời 2-3 HS trả lời. HS khác nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi, động viên HS các nhóm và kết luận: Ca ngợi chú hải quân luôn hiên ngang, bất chấp mọi khó khăn để bảo vệ biển đảo của Việt Nam. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Đặt câu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đặt được câu bảy tỏ cảm xúc. b. Cách tiến hành - GV mời 1 HS đọc to, rõ ràng yêu cầu bài tập 1: Đặt câu bày tỏ cảm xúc của em: a) Trước những khó khăn, gian khổ của chú hải quân. b) Trước những hình ảnh đẹp của chú hải quân. - GV giao nhiệm vụ cho HS trao đổi nhóm 4, làm bài tập vào Vở bài tập. - GV mời đại diện 1-2 HS đọc kết quả trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV chiếu bài làm của HS, nhận xét theo các tiêu chí: + Câu đúng cấu tạo ngữ pháp. + Thể hiện cảm xúc phù hợp với mỗi tình huống trong BT. + Chữ cái đầu câu được viết hoa. + Dùng đúng dấu câu (dấu chấm than). - GV nhận xét, kết luận đáp án đúng.
Hoạt động 2: Đặt dấu câu phù hợp vào chỗ trống
|
- HS có thể vừa nghe bài hát vừa múa theo điệu nhạc.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn.
- HS làm việc nhóm đôi. - HS đọc nối tiếp bài thơ trước lớp. - HS đọc đồng thanh bài thơ. - HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - HS phân biệt các âm, vần, thanh dễ lẫn, sửa phát âm sai (nếu có) và viết đúng chính tả.
- HS cùng GV giải nghĩa từ khó.
- HS đọc tiếp nối câu hỏi; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- HS chơi trò chơi Phỏng vấn. (1): HS 1: Những hình ảnh nào nói lên khó khăn, gian khổ của chú hải quân? HS 2: Đó là các hình ảnh: áo bạc nhàu nắng gió; trập trùng xa khơi; đảo đá chơi vơi; nắng mưa, bão tố. (2) HS 2: Tìm những hình ảnh của chú hải quân đứng gác. HS 1: Đó là các hình ảnh: chú hải quân vững vàng trên đảo, bồng súng gác biển trời; chú mỉm cười rất tươi; hải âu vờn quanh chú; các chú vẫn hiên ngang. (3) HS 1: Hình ảnh nào trong khổ thơ 4 khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam? HS 2: Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trong gió. (4) HS 2: Hai dòng thơ cuối nói lên ước mong gì của bạn nhỏ? HS 1: Bạn nhỏ mong ước tiếp bước chú hải quân, bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Ý này thể hiện ở các dòng thơ: Ước ngày mai như chú / Giữ yên biển quê hương. - HS phát biểu, trả lời đưa ra ý kiến
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS đọc yêu cầu bài tập 1; HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS trao đổi nhóm 4. - HS đọc kết quả:
|
-------------- Còn tiếp -----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác