Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Sau bài học này, HS sẽ:
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách tiến hành - GV giới thiệu bài học cho HS: Các em đã đọc ở nhà câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn về bảo vệ Tổ quốc. Trong tiết Luyện nói hôm nay, các em sẽ giới thiệu và kể hoặc đọc cho cả lớp nghe câu chuyện (bài thơ, bài văn) đó. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn) về bảo vệ Tổ quốc Nhiệm vụ 1: Giới thiệu câu chuyện (bài thơ, bài văn) a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giới thiệu được nội dung mà mình sẽ kể. b. Cách tiến hành - GV mời một số HS cho biết các em sẽ kể chuyện gì (đọc bài thơ, bài văn gì), chuyện (bài) đó nói về điều gì (về đề tài bảo vệ Tổ quốc). - GV giới thiệu bài in trong SGK: Gửi theo các chú bộ đội. Đây là một bài thơ rất hay của “thần đồng thơ” Trần Đăng Khoa. Bài thơ nói về hình ảnh giản dị của các chú bộ đội và tình cảm yêu quý của thiếu nhi dành cho các chú bộ đội. Các em có thể đọc bài thơ này cho các bạn và thầy cô nghe. - GV mời 1 – 2 HS đọc bài thơ Gửi theo các chú bộ đội. - GV cùng HS giải nghĩa một số từ ngữ khó: + Tàu chiến: tàu thủy có trang bị vũ khí chuyên làm nhiệm vụ chiến đấu. + Lúa chiêm: lúa gieo cấy vào đầu mùa lạnh, khô và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều. + (Hạt lúa) mẩy: (hạt lúa) to và chắc. + Thông hào (giao thông hào): đường đào sâu dưới đất để đi làm trong chiến tranh. + Bốt đồn: vị trí đóng quân của địch. Nhiệm vụ 2: Kể chuyện (đọc bài thơ, bài văn) trong nhóm a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ - Phát triển kĩ năng làm việc nhóm. - Kể hoặc đọc lại được câu chuyện đã biết. b. Cách tiến hành: - GV theo dõi, giúp đỡ HS trao đổi theo nhóm đôi. - GV khuyến khích các em trao đổi về câu chuyện, nhân vật trong câu chuyện.
Nhiệm vụ 3: Kể chuyện (đọc bài thơ, bài văn) trước lớp a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ: - Rèn luyện kĩ năng nói trước đám đông. - Lắng nghe bạn nói, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn - Biết cách trao đổi nội dung câu chuyện với bạn bè xung quanh. b. Cách tiến hành: - GV mời một số HS kể (đọc) trước lớp.
- GV mời HS trong lớp đặt câu hỏi nếu có chi tiết các em chưa rõ. - GV hướng dẫn các em trao đổi về câu chuyện, nhân vật trong câu chuyện. VD: Trao đổi về bài thơ Gửi theo các chủ bộ đội: + Bạn nhỏ trong bài thơ được nghe những gì về chiến công của các chú bộ đội? + Được gặp các chú bộ đội, bạn nhỏ hiểu thêm điều gì về các chú? + Hình ảnh cây cối vẫy chào tạm biệt các chú bộ đội nói lên điều gì? + Qua bài thơ, em hiểu các chú bộ đội đi chiến đấu vì ai? + Bạn nhỏ trong bài thơ mong ước điều gì? - GV tổ chức nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện. - GV tổ chức cho lớp bình chọn bạn nói hay nhất . - GV nhận xét tiết học, khen ngợi, biểu dương HS. Hoạt động 2: Trao đổi về câu chuyện
|
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.
- HS giới thiệu về bài mình bài thơ / bài văn kể.
- HS lắng nghe.
- HS đọc to, rõ ràng bài thơ Gửi theo các chú bộ đội. - HS cùng GV giải nghĩa từ khó.
- HS làm việc theo nhóm đôi. - Những HS chưa chuẩn bị được câu chuyện (bài thơ, bài văn) để kể (đọc) có thể tự đọc (cầm sách hoặc đọc thuộc lòng) bài thơ Gửi theo các chủ bộ đội. - Trong khi trình bày, HS được phép nhìn sách nếu có chi tiết HS chưa ghi nhớ.
|
----------------- Còn tiếp ----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác