Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Sau bài học này, HS sẽ:
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách tiến hành - GV dẫn dắt HS vào bài: Tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục ôn tập đọc thuộc lòng các khổ thơ, dòng thơ đã HTL trong nửa đầu học kì II, tìm các bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai?, Làm gì?,Khi nào?, Ở đâu? và viết được đoạn văn tả đồ vật theo gợi ý từ bài đọc và các câu hỏi B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc các khổ thơ hoặc bài thơ cần thuộc trong nửa đầu học kì. - Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 70-75 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ. b. Cách tiến hành - GV kiểm tra HS đọc thông qua các khổ thơ hoặc bài thơ cần thuộc trong nửa đầu học kì II. - GV yêu cầu HS phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 70-75 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - GV kiểm tra một số HS theo hình thức: + Từng HS lên bốc thăm để chọn đoạn, bài đọc hoặc đọc thuộc lòng, kèm câu hỏi đọc hiểu. + HS đọc đoạn, bài (không nhất thiết phải đọc hết), HS trả lời câu hỏi đọc hiểu. - GV nhận xét, chấm điểm. Những HS đọc chưa đạt sẽ tiếp tục ôn luyện để kiểm tra lại. Hoạt động 2: Đọc hiểu và luyện tập a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Luyện đọc thành tiếng bài thơ “Bù nhìn rơm”. - Trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc. b. Cách tiến hành - GV giới thiệu: Bù nhìn rơm là một hình ảnh độc đáo của đồng quê. Bù nhìn rơm là vật giả người, thường được làm bằng rơm để dọa chim, thú không phá hoại mùa màng. Hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu về những chú bù nhìn rơm được tạo hình như thế nào qua bài đọc Bù nhìn rơm của Nguyễn Quang Sáng nhé! - GV nêu yêu cầu: HS tự đọc thầm đoạn văn và làm BT2: a) Tìm trong câu thứ nhất các bộ phận câu: + Trả lời cho câu hỏi Ai? + Trả lời cho câu hỏi Làm gì? + Trả lời cho câu hỏi Khi nào? + Trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
b) Trả lời câu hỏi: + Vào mùa lúa, người ta thường dựng những chú bù nhìn trên cánh đồng để làm gì? + Theo em, người ta gắn dưới bụng mỗi chú bù nhìn một chùm lon để làm gì?
* CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV nhận xét tiết học. - GV nhắc nhở những HS kiểm tra đọc thành tiếng chưa đạt chuẩn bị để kiếm tra vào tiết học sau. |
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS bốc thăm và đọc bài.
- HS làm bài vào vở BT. - HS báo cáo kết quả: a) + Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? (người ta – chỉ người trồng trọt nói chung). + Bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì? (dựng những hình người bằng rơm). + Bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào? (Vào mùa lúa). + Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu? (trên cánh đồng). b) + Vào mùa lúa, người ta thường dựng những chú bù nhìn trên cánh đồng để đuổi chim. + Người ta gắn dưới bụng mỗi chú bù nhìn một chùm lon để khi có gió, lon ve vào nhau, phát ra tiếng kêu đuổi chim.
- HS lắng nghe, tiếp thu. |
--------------- Còn tiếp ----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác