Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Sau bài học này, HS sẽ:
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách tiến hành - Kiểm đồ dùng học tập: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS phục vụ cho việc học chính tả (vở Luyện viết 3, vở ô lí, bút,...). - GV cho HS xem một số video clip và giới thiệu về danh tướng Trần Bình Trọng https://www.youtube.com/watch?v=nCiv5TN99Wg - GV dẫn dắt vào bài: Trần Bình Trọng là một danh tướng văn võ song toàn của nhà Trần. Ông có công lớn trong việc bảo vệ non sông, bờ cõi nước Nam. Ông nổi tiếng với câu nói “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn là vương nước Bắc” đã thể hiện chí khí kiên cường, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của ông. Hôm nay, chúng ta cùng nhau đến với Bài viết 3 – nghe viết chính tả: Trần Bình Trọng. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nghe - viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nghe – viết chính tả bài Trần Bình Trọng. b. Cách tiến hành * Chuẩn bị - GV đọc bài mẫu đoạn viết Trần Bình Trọng. - GV mời 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm theo để ghi nhớ các từ khó: + Trần Bình Trọng (1259 – 1285): một danh tướng thời Trần. + Tước vương: bậc cao nhất trong các tước vị được vua phong thời xưa. + Khảng khái: cứng cỏi, không chịu khuất phục. - GV nhắc HS viết đúng các số (1285, 26) và các tên riêng (Nguyên, Trần Bình Trọng, Nam, Bắc), các từ khó (tước vương, khảng khái,...). * Viết chính tả - GV đọc cho HS viết. (Chú ý đọc chậm từng cụm từ. Mỗi cụm từ đọc 3 lần) - GV bao quát HS, chú ý các HS viết chậm, mắc lỗi để kịp thời động viên, uốn nắn. * Sửa bài - GV yêu cầu HS tự sửa lỗi - GV trình chiếu 5-7 bài của HS lên bảng lớp để cả lớp quan sát, nhận xét sửa bài viết của HS: + Nội dung. + Chữ viết. + Cách trình bày. - GV thu bài của HS để kiểm tra và sửa lỗi. Hoạt động 2: Chọn chữ phù hợp với ô trống (BT2) a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động: - HS chọn được chữ phù hợp với ô trống (làm bài tập tự chọn 2a, 2b). - Viết đúng các từ bắt đầu bằng l/n hoặc có chữ v/d. b. Cách tiến hành - GV mời 1 HS đọc yêu cầu BT 2: Tìm chữ phù hợp vào ô trống: a) Chữ l hay n? b) Chữ v hay d? - GV tổ chức hoạt động Thi tiếp sức cho HS để hoàn thành bài: + GV viết nội dung Bt lên bảng (2 lần). + GV chia 2 nhóm (mỗi nhóm 5 HS) điền chữ vào trống. + HS cuối cùng đọc kết quả của cả nhóm. + Cả lớp và GV bình chọn nhóm thắng trong cuộc thi. - GV nhận xét và đưa ra đáp án.
- GV cho HS đọc lại các dòng thơ đã hoàn chỉnh, sửa bài theo đáp án đúng.
|
- HS để trên bàn vở Luyện viết 3, vở ô lí, bút,...để GV kiểm tra.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu - HS lắng nghe GV nêu nhiệm vụ.
- HS viết nháp những từ ngữ dễ viết sai chính tả.
- HS lắng nghe và viết bài vào vở.
- HS tự sửa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả).
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2. Cả lớp đọc thầm theo.
|
-------------- Còn tiếp ------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác