Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Tiếng việt 4 Cánh diều ( đề tham khảo số 10)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Tiếng việt 4 Cánh diều ( đề tham khảo số 10). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: TIẾNG VIỆT 4 - CD

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

KÉO CO

1. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta. Tục kéo co mỗi vùng một khác, nhưng bao giờ cũng là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai bên. Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng.

2. Hội làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội.

3. Làng Tích Sơn thuộc thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc lại có tục thi kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số người của mỗi bên không hạn chế. Nhiều khi, có giáp thua keo đầu, tới keo thứ hai, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng. Sau cuộc thi, dân làng nổi trống mừng bên thắng. Các cô gái làng cũng không ngớt lời ngợi khen những chàng trai thắng cuộc.

(Theo Toan Ánh)

Câu 1 (0,5 điểm). Kéo co là một trò chơi dân gian thể hiện điều gì?

A. Sự đấu trí.

B. Tinh thần thượng võ.

C. Tài ứng xử.

Câu 2 (0,5 điểm). Trò chơi kéo co ở mỗi vùng, mỗi đia phương có điểm gì giống nhau?

A. Đó là cuộc thi giữa nam và nữ.

B. Đó là cuộc thi giữa những thanh niên cường tráng.

C. Đó là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai đội.

Câu 3 (0,5 điểm). Trò chơi nào dưới đây được gọi là trò chơi dân gian?

A. Đấu vật.

B. Bóng chuyền.

C. Đá bóng.

Câu 4 (0,5 điểm). Dòng nào dưới đây là những trò chơi rèn luyện sức mạnh?

A. Vật, kéo co.

B. Nhảy dây, đá cầu.

C. Cờ tướng, xếp hình.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Trong đoạn thơ dưới đây, những vật và hiện tượng tự nhiên nào được nhân hoá? Chúng được nhân hoá bằng cách nào?

Đồng làng vương chút heo may

Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim

Hạt mưa mải miết trốn tìm

Cây đào trước cửa lim dim mắt cười

Quất gom từng giọt nắng rơi

Làm thành quả - trăm mặt trời vàng mơ...

(Đỗ Quang Huỳnh)

Câu 6 (2,0 điểm). Tìm danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn dưới đây:

    Từ trên máy bay nhìn xuống, phố xá Hà Nội nhỏ xinh như mô hình triển lãm… Những ô ruộng, những gò đống, bãi bờ với những mảng màu xanh, nâu, vàng, trắng và nhiều hình dạng khác nhau gợi ra những bức tranh giàu màu sắc. Núi Thầy, rồi núi Ba Vì, sông Đà, dãy núi Hòa Bình,… triền miên một dải miền tây ẩn hiện dưới làn mây lúc dày lúc mỏng.

(Theo Trần Lê Văn)

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Viết đoạn văn (1,5 điểm)

Đề bài: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong một câu chuyện cổ tích em đã đọc hoặc đã nghe.

Câu 8. Viết bài văn (2,5 điểm)

Đề bài: Viết bài văn tả một con vật mà em đã từng quan sát được.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

A. TIẾNG VIỆT: (6,0 điểm) 

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

B

C

A

A

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 1,0 điểm

- Những vật và hiện tượng tự nhiên nào được nhân hoá là: mầm cây, hạt mưa, cây đào, quất. 

- Chúng được nhân hóa bằng cách gán những hoạt động của con người với sự vật làm cho chúng được hình dung có những hoạt động tương tự với con người. 

Câu 6 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 1,0 điểm

- Danh từ chung: máy bay, phố xá, mô hình, triển lãm, ruộng, gò đống, bãi bờ, bức tranh, núi, sông, mây.

- Danh từ riêng: Hà Nội, Thầy, Ba Vì, Đà, Hòa Bình.

B. LÀM VĂN: (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 7

(1,5 điểm)

1. Viết đúng hình thức, yêu cầu của đoạn văn. 

a. Mở đoạn (0,25 điểm)

Giới thiệu được nhân vật em định viết.

b. Thân đoạn (0,5 điểm)

Viết về những đặc điểm của nhân vật khiến em yêu thích nhân vật đó.

c. Kết đoạn (0,25 điểm)

Suy nghĩ, cảm xúc của em về nhân vật đó.

2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 

3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 

1,0 điểm

 

 

 

 

 

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

Câu 8

(2,5 điểm)

1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng

Tham khảo dàn ý bài văn miêu tả con hổ trong vườn thú.

A. Mở bài (0,5 điểm)

Giới thiệu hoàn cảnh, địa điểm em nhìn thấy, được quan sát con hổ.

B. Thân bài (0,75 điểm)

- Tả ngoại hình:

+ Kích thước

+ Màu sắc, hoa văn bộ lông

+ Hàm răng, móng vuốt

+ Đuôi

+ Đôi mắt, cái tai,…

- Tả hoạt động của con hổ:

+ Khi em quan sát hay nhìn thấy con hổ, con hổ đang làm gì?

+ Khi thấy mọi người vây quanh nhìn, con hổ phản ứng ra sao?

- Tả môi trường sống:

+ Nơi em thấy con hổ sống như thế nào?

+ Thức ăn của hổ là gì?

C. Kết bài (0,5 điểm)

Nêu cảm nghĩ của em.

2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 

3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 

4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…

* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

1,75 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                    Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

 

2

 

 

 

4

0

2,0

Luyện từ và câu

 

0,5

 

1,5

 

 

2

0

4,0

Luyện viết đoạn văn

 

 

 

 

 

1

0

1

1,5

Luyện viết bài văn

 

 

 

 

 

1

0

1

2,5

Tổng số câu TN/TL

2

0,5

2

1,5

 

1

6

2

8 câu/10đ

Điểm số

1,0

1,0

1,0

4,5

 

2,5

7,0

3,0

10,0

Tổng số điểm

2,0 

20%

5,5

55%

2,5

25%

10,0

100%

10,0

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

TỪ CÂU 1 – CÂU 4

 

4

 

 

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

- Xác định được các chi tiết trong bài.

 

2

 

C1, 2

Kết nối

- Liên hệ kiến thức về từ loại tính từ để xác định tính từ trong câu văn.

- Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài học.

 

2

 

C3, 4

CÂU 5 – CÂU 6

3

 

 

 

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Nhận diện biện pháp tu từ nhân hóa.

- Nắm được các cách nhân hóa.

- Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng.

 

1,5

C5.a

 

Kết nối

- Biết cách sử dụng từ ngữ thích hợp.

 

0,5

C5.b, C6

 

B. TẬP LÀM VĂN

Câu 1

1

 

 

 

1. Luyện viết đoạn văn

Vận dụng

- Nắm được hình thức của đoạn văn.

- Nêu được lí do yêu thích một nhân vật.

- Đoạn văn có giọng điệu hấp dẫn.

 

1

C7

 

Câu 2

1

 

 

 

2. Luyện viết bài văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài).

- Miêu tả được con vật em đã quan sát được.

- Nêu được cảm nhận, suy nghĩ về con vật.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

 

1

C8

 

Tìm kiếm google: Đề thi Tiếng việt 4 Cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì Tiếng việt 4 Cánh diều, đề kiểm tra cuối kì 1 Tiếng việt 4 Cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com