Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Tiếng việt 4 Cánh diều ( đề tham khảo số 9)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Tiếng việt 4 Cánh diều ( đề tham khảo số 9). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: TIẾNG VIỆT 4 - CD

A. TIẾNG VIỆT (5,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

BÀN TAY VÀNG

Ngày xửa ngày xưa, có một người đàn ông tham lam sống ở thị trấn nhỏ nọ. Người đàn ông này vô cùng giàu và có một niềm say mê đặc biệt với vàng cùng những thứ lạ mắt. Mặt khác, ông ta cũng rất yêu thương con gái duy nhất của mình hơn bất cứ điều gì trên đời.

Một ngày nọ, người đàn ông tình cờ gặp một nàng tiên khi mái tóc của nàng tiên nữ ấy đang mắc kẹt vào một nhánh cây. Không suy nghĩ nhiều, người đàn ông liền lao đến và giúp đỡ nàng tiên.

Ngay sau đó, lòng tham nổi dậy, ông ta lập tức yêu cầu nàng tiên đáp lại sự giúp đỡ bằng việc ban cho ông một điều ước. Người đàn ông ước rằng tất cả những gì ông ta chạm vào đều sẽ hóa thành vàng. Vị tiên nhận lời.

Sau khi có được điều ước, người đàn ông tham lam vội vã về nhà để cho vợ và con thấy điều kỳ diệu mà mình có được. Khi ông ta vừa đến nhà, cô con gái yêu chạy ra đón và vô tình chạm vào tay cha. Ngay lập tức, toàn thân cô hóa thành vàng. Người đàn ông lúc này vô cùng hối tiếc về ước muốn sai lầm kia và dành quãng đời còn lại để tìm kiếm nàng tiên đã ban cho mình điều ước đó.

(Theo Truyện thiếu nhi Việt Nam hay và ý nghĩa)

Câu 1 (0,5 điểm). Người đàn ông trong câu chuyện trên được miêu tả như thế nào?

A. Tham lam, giàu có.

B. Nghèo khổ, lam lũ.

C. Mê tiền.

Câu 2 (0,5 điểm). Điều ước mà người đàn ông yêu cầu nàng tiên ban cho là gì?

A. Ban cho ông ta ngàn cân vàng.

B. Tất cả những gì ông ta chạm vào đều sẽ hóa thành vàng.

C. Ban cho ông ta sức mạnh.

Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao người đàn ông lại hối tiếc về ước muốn sai lầm của mình?

A. Vì điều ước đó mà khi con gái chạm vào ông liền hóa thành vàng.

B. Vì điều ước đó mà ông không ăn được thứ gì.

C. Vì điều ước đó mà cả vợ và con gái ông đều xa lánh ông.

Câu 4 (0,5 điểm). Bài học rút ra qua câu chuyện trên là gì?

A. Lòng tham sẽ khiến ta mất đi người thân của mình.

B. Vàng có nhiều đến mấy cũng không ăn được.

C. Lòng tham vô đáy sẽ dẫn con người ta đến những kết cục bi thương.

2. Luyện từ và câu (3,0 điểm)

Câu 5 (1,0 điểm). Tìm trạng ngữ của mỗi câu trong đoạn văn dưới đây:

           Mỗi buổi sáng sớm, tôi thường ra vườn, cảm nhận mùi hương ngai ngái của cây trái. Trong sự tĩnh lặng của ban mai, tôi nghe được cả tiếng lá xào xạc. Nhưng chỉ một lúc sau, giữa những vòm xanh, chim chóc bắt đầu cất tiéng hót líu lo.

(Theo Duyên Anh)

Câu 6 (1,0 điểm). Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau:

a. Chiền chiện vừa sắm một cây đàn mới.

b. Khu chợ quê nghèo ấy thật giản dị mà gần gũi, thân quen.

c. Lán địa chất của bố tôi ở trong rừng cây sau sau.

d. Tôi vào rừng nhặt ít quả trám rụng và kiếm thêm một nắm ngô.

Câu 7 (1,0 điểm). Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong đoạn dưới đây:

Chim sâu con hỏi bố:

- Bố ơi, chúng ta có thể trở thành họa mi được không ạ?

- Tại sao con muốn trở thành họa mi?

- Con muốn có tiếng hót hay để được mọi người yêu quý.

B. TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm)

Câu 8. Viết bài văn (4,0 điểm)

Đề bài: Viết bài văn tả một con vật mà em yêu thích.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

A. TIẾNG VIỆT: (5,0 điểm) 

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

A

B

A

C

2. Luyện từ và câu (3,0 điểm)

Câu 5 (1,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm

Mỗi buổi sáng sớm, tôi thường ra vườn, cảm nhận mùi hương ngai ngái của cây trái.

Trong sự tĩnh lặng của ban mai, tôi nghe được cả tiếng lá xào xạc. 

Nhưng chỉ một lúc sau, giữa những vòm xanh, chim chóc bắt đầu cất tiéng hót líu lo.

Câu 6 (1,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm

a. Chiền chiện vừa sắm một cây đàn mới.

CN                     VN

b. Khu chợ quê nghèo ấy thật giản dị mà gần gũi, thân quen.

                CN                                      VN

c. Lán địa chất của bố tôi ở trong rừng cây sau sau.

               CN                                VN

d. Tôivào rừng nhặt ít quả trám rụng và kiếm thêm một nắm ngô.

CN                                          VN

Câu 7 (1,0 điểm) 

Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật chim sâu và bố của chim sâu.

B. LÀM VĂN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 8

(5,0 điểm)

1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng

A. Mở bài (1,0 điểm)

Giới thiệu về con vật mà em muốn miêu tả.

- Con vật đó được đón về từ đâu? (được tặng hay mua về)

- Con vật đó đã sống ở nhà em bao lâu rồi?

- Tên của con vật đó là gì? (nếu có)

B. Thân bài (2,25 điểm)

- Miêu tả khái quát về con vật đó:

+ Con vật đó thuộc giống gì? (ví dụ: nếu là mèo thì có mèo lông ngắn, mèo mướp, mèo ba tư, mèo xiêm, mèo tai cụp…)

+ Con vật đó là giống cái hay giống đực?

+ Cân nặng, chiều cao, thể tích của con vật đó? Kích thước ấy có gì đặc biệt (to hơn hay nhỏ hơn so với các con vật khác cùng giống loài)?

+ Bộ lông (hoặc lớp da) bên ngoài của con vật đó có màu sắc như thế nào? Khi chạm vào có cảm giác ra sao? Tác dụng của bộ lông đó với cơ thể của con vật? (giữ ấm, chống nắng, chống vi khuẩn, chống ướt…)

- Miêu tả chi tiết về con vật đó: miêu tả theo từng bộ phận của cơ thể:

+ Hình dáng và kích thước của đầu.

+ Hình dáng, màu sắc và khả năng nhìn trong bóng tối của đôi mắt.

+ Hình dáng, trạng thái (cụp, dựng thẳng…) và khả năng nghe của đôi tai.

+ Cái mõm/miệng/mỏ của con vật có hình dáng gì, có sắc nhọn không, có khả năng gặm/cắn tốt không.

+ Phần lưng, bụng của con vật có hình dáng gì? Có đặc điểm nào đặc biệt nổi trội không?

+ Con vật có bao nhiêu cái chân? Chân có móng vuốt hay đệm lót không và tác dụng của chúng là gì?

+ Đuôi của con vật có hình dáng và kích thước như thế nào? Chúng cụp xuống/ xòe ra/ dựng lên… khi có điều gì diễn ra?

- Miêu tả hoạt động của con vật:

+ Con vật thích ăn gì, chơi gì cùng với ai?

+ Con vật dành nhiều thời gian để làm việc gì trong ngày, những thời gian còn lại thì nó làm gì?

+ Con vật có giúp ích gì cho cuộc sống của con người hay không?

C. Kết bài (1,0 điểm)

Tình cảm của em dành cho con vật đó.

- Em có yêu quý con vật đó không?

- Em muốn làm những việc gì cho con vật đó?

 

2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 

3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 

4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…

* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

4,25 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                    Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

 

2

 

 

 

4

0

2,0

Luyện từ và câu

 

1

 

2

 

 

0

3

3,0

Luyện viết bài văn

 

 

 

 

 

1

0

1

5,0

Tổng số câu TN/TL

2

1

2

2

 

1

4

4

8 câu/10đ

Điểm số

1,0

1,0

1,0

2,0

 

5,0

2,0

8,0

10,0

Tổng số điểm

2,0 

20%

3,0

30%

5,0

60%

10,0

100%

10,0

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

TỪ CÂU 1 – CÂU 4

 

4

 

 

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

- Xác định được các chi tiết trong bài.

 

2

 

C1, 2

Kết nối

- Liên hệ kiến thức về từ loại để xác định từ loại trong câu văn.

- Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài học.

 

2

 

C3, 4

CÂU 5 – CÂU 6 – CÂU 7

4

 

 

 

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Nhận diện được thành phần chính của câu.

0,5

 

C6

 

Kết nối

- Xác định được trạng ngữ trong câu.

- Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu.

- Phân tích được công dụng của dấu gạch ngang.

2,5

 

C5, C6, C7

 

B. TẬP LÀM VĂN

Câu 8

1

 

 

 

2. Luyện viết bài văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài).

- Tả được con vật yêu thích.

- Bày tỏ được suy nghĩ, tình cảm đối với con vật.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

 

 

C8

 

Tìm kiếm google: Đề thi Tiếng việt 4 Cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì Tiếng việt 4 Cánh diều, đề kiểm tra giữa kì 2 Tiếng việt 4 Cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com