Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều bài 4: Luyện từ và câu - Dấu ngoặc kép

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4: Luyện từ và câu - Dấu ngoặc kép. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: MĂNG NON

BÀI 4: KHO BÁU CỦA EM

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: DẤU NGOẶC KÉP

(15 CÂU) 

A. TRẮC NGHIỆM 

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU) 

Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Dấu ngoặc kép được viết là (“ ”)
  2. Dấu ngoặc kép là một dấu câu của tiếng Việt.
  3. Dấu ngoặc kép có nhiều tác dụng.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Dấu ngoặc kép có tác dụng gì?

  1. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
  2. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
  3. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.
  4. Tất cả các ý trên.

Câu 3: Dưới đây đâu không phải là tác dụng của dấu ngoặc kép?

  1. Chú thích.
  2. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn trong câu văn.
  3. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
  4. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.

Câu 4: Xác định công dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong câu dưới đây?

Bác nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”

  1. Dẫn lời nói trực tiếp của Bác.
  2. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
  3. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.
  4. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.

Câu 5: Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau?

Đó là những câu thơ rất “Hồ Chí Minh”

(Hoàng Trung Thông)

  1. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
  2. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
  3. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
  4. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn trong câu văn.

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU) 

Câu 1: Xác định công dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong khổ thơ dưới đây?

Có bạn tắc kè hoa

Xây “lầu” trên cây đa

Rét, chơi trò đi trốn

Đợi ấm trời mới ra.

  1. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
  2. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
  3. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
  4. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn trong câu văn.

Câu 2: Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau?

Suy cho cùng, chân lí, những chân lí của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”,…

(Đức tính giản dị của Bác Hồ)

  1. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
  2. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
  3. Đánh dấu tên tác phẩm, tạp chí,... dẫn trong câu văn.
  4. Cả ba nội dung trên đều sai.

Câu 3: Xác định công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau?

Khách đến chơi nhà không phải “đốt than quạt nước” vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi...

  1. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
  2. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
  3. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.
  4. Không có đáp án đúng.

Câu 4: Xác định công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau?

Người chiến sĩ là dân Bắc Bộ, không hiểu tiếng địa phương, lấy làm hối rối. Sau đó mới hiểu nghĩa của câu nói ấy là: “Chú này rất giống con của bố”.

  1. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
  2. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt có hàm ý mỉa mai.
  3. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.
  4. Không có đáp án đúng.

Câu 5: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau?

Nhạc sĩ Hoàng Vân đã phổ nhạc cho bài thơ “Hà Nội  Huế  Sài Gòn” của nhà thơ Lê Nguyên.

  1. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
  2. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt có hàm ý mỉa mai.
  3. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.
  4. Không có đáp án đúng.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU) 

Câu 1: Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau?

Qua tìm hiểu câu tục ngữ: “Trăm hay không bằng tay quen”, chúng ta thấy kinh nghiệm của ông cha ta thể hiện trong các câu tục ngữ thật là quý báu nhưng không hẳn kinh nghiệm nào cũng xác đáng hoàn toàn.

(Trần Đình Sử)

  1. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
  2. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
  3. Đánh dấu lời đối thoại được dẫn trong câu văn.
  4. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn trong câu văn.

Câu 2: Đặt dấu ngoặc kép vào vị trí nào trong câu sau là hợp lí?

Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu.

  1. Đặt đầu câu.
  2. Đặt cuối câu.
  3. Đặt từ “lời dạy…” đến hết câu.
  4. Đặt từ “cháu hãy…” đến hết câu.

Câu 3: Xác định công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau?

Trong văn bản Ôn dịch, thuốc lá có câu văn: Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề “Một ngày không dùng bao ni lông”.

  1. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
  2. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt có hàm ý mỉa mai.
  3. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.
  4. Không có đáp án đúng.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU) 

Câu 1: Tìm lời nói trực tiếp trong đoạn văn sau?

Có lần, cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”

Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết: “Em luôn luôn giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi em giặt khăn mùi soa.”

  1. Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?
  2. Em luôn giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa chén bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa.
  3. Cả A và B.
  4. Không có đáp án nào đúng.

 --------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều bài 4: Luyện từ và câu - Dấu ngoặc kép

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net