CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG
BÀI 12: NHỮNG NGƯỜI DŨNG CẢM
ĐỌC 2: XẢ THÂN CỨU ĐOÀN TÀU
(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Tác giả của bài Xả thân cứu đoàn tàu là ai?
- Hoàng Thùy.
- Lê Minh.
- Nguyễn Thị Mai.
- Phạm Tiến Duật.
Câu 2: Đoàn tàu Thống Nhất rời từ ga Vinh chạy về đâu?
- Huế.
- Nghệ An.
- Hà Nội.
- Hà Giang.
Câu 3: Người lái tàu là ai?
- Huỳnh Thúc Kháng.
- Phạm Văn Vinh.
- Lê Minh.
- Trương Xuân Thức.
Câu 4: Ông Thức đã có hành động gì khi chiếc xe ben tiến lại gần đường sắt?
- Mở cửa kính và cảnh báo.
- Kéo còi; khóa máy và bất chấp nguy hiểm cho bản thân ghì chặt chiếc cần hãm.
- Tăng tốc đoàn tàu.
- Phanh gấp.
Câu 5: Đoàn tàu được miêu tả ra sao sau cú va đập?
- Không một vết xước.
- Nổ tung.
- Bẹp rúm, lật nghiêng.
- Trượt khỏi đường ray.
Câu 6: Trong bài Xả thân cứu đoàn tàu “xe ben” là loại xe như thế nào?
- Xe tải có thùng tự nâng để đổ vật liệu xuống.
- Xe để vận chuyển vũ khí trong chiến tranh.
- Xe chuyên chở hành khách.
- Xe chuyên chở hàng hóa.
Câu 7: Hành động nào khiến ông Thức giải cứu được cả đoàn tàu?
- Bấm còi.
- Khóa máy.
- Tiếp tục lái tàu.
- Ghì chặt cần hãm.
Câu 8: Ông Thức đã được Chủ tịch Nước trao tặng gì?
- Bằng khen.
- Giấy khen.
- Huân chương.
- Tiền thưởng.
Câu 9: Sau khi đoàn tàu bị lật nghiêng, người ta đã làm gì để giải cứu ông Thức?
- Ông Thức tự bò ra.
- Cắt khoang đầu máy mới kéo được ông Thức ra.
- Đập cửa kình và kéo ông Thức ra.
- Hơn mười người tập trung sức lực kéo ông Thức ra.
Câu 10: Ông Thức đã được ai tặng Huân chương Dũng cảm.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tặng.
- Công an thành phố Hà Nội tặng.
- Chủ tịch Nước tặng.
- Chủ tịch huyện tặng.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Tại sao ông Thức có hành động kéo coi và khóa máy để đoàn tàu từ từ dừng lại?
- Vì có một con hươu nhảy qua đường ray.
- Vì phía trước có một chiếc xe ben tiến lại gần đường sắt.
- Vì có trẻ em đang chơi đùa trên đường ray.
- Vì có người trên tàu hỏa muốn xuống tàu.
Câu 2: Em cảm nhận như thế nào về hành động bất chấp nguy hiểm của bản thân, ông Thức vội ghì chặt chiếc cần khẩn cấp?
- Đó là một hành động dũng cảm hi sinh để các hành khách được an toàn.
- Tự tin không sợ nguy hiểm.
- Hoang mang nên ấn bừa.
- Bối rối mất bình tĩnh.
Câu 3: Đâu không phải là chi tiết ông Thức chủ động phòng tránh tai nạn?
- Kéo còi cảnh báo.
- Kéo còi và khóa máy.
- Ghì chặt cần hãm khẩn cấp.
- Thắt dây an toàn.
Câu 4: Ông Thức đã hi sinh để cứu đoàn tàu như thế nào?
- Đề xuất phương án với mọi người trên tàu.
- Bất chấp nguy hiểm cho bản thân, ghì chặt chiếc cần hãm khẩn cấp.
- Xin ý kiến từ cấp trên.
- Xin ý kiến từ lãnh đạo cấp cao trong Nhà nước.
Câu 5: Tìm động từ trong câu sau.
Chủ tịch Nước tặng Huân chương Dũng cảm.
- Chủ tịch Nước.
- Huân chương.
- Tặng.
- Huân chương Dũng cảm.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Bài Xả thân cứu đoàn tàu gồm mấy phần?
- 1
- 2
- 3
- 4
Câu 2: Nội dung chính của bài Xả thân cứu đoàn tàu là gì?
- Ca ngợi người lái tàu hỏa Trương Xuân Thức đã dũng cảm hi sinh bản thân giữ an toàn cho hơn 300 hành khách.
- Ca ngợi người lính lái xe Trương Xuân Thức đã dũng cảm hi sinh lái xe chở vũ khí vào chiến trường.
- Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người lái tàu Trương Xuân Thức.
- Ca ngợi cô gái trên chuyến tàu.
Câu 3: Dòng nào dưới đây xác định đúng phần mở bài của bài Xả thân cứu đoàn tàu?
- Từ “Bỗng phía trước có một chiếc xe…” đến “lao qua đường”.
- Từ “Bất chấp nguy hiểm…” đến “khách được bình an”.
- Từ đầu cho đến “liên tục cảnh báo”
- Từ “Bỗng phía trước có một chiếc xe…” đến “khách được bình an”.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Tấm Huân chương Dũng cảm thể hiện như thế nào về sự đánh giá của Nhà nước và Nhân dân về người lái tàu Trương Xuân Thức?
- Thể hiện sự đánh giá và lòng dũng cảm và sự mưu trí của người lái tàu Trương Xuân Thức.
- Thể hiện sự yêu mến người lái tàu Trương Xuân Thức.
- Thể hiện sự thần tượng.
- Thể hiện tình yêu thương.
--------------- Còn tiếp ---------------