Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều bài 8: Đọc 2 - Nhà bác học của đồng ruộng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: Đọc 2 - Nhà bác học của đồng ruộng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG

BÀI 8: NGƯỜI TA LÀ HOA ĐẤT

ĐỌC 2: NHÀ BÁC HỌC CỦA ĐỒNG RUỘNG

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Lương Định Của là ai?

  1. Một nhà nông học xuất sắc và là cha đẻ của nhiều giống cây trồng mới.
  2. Một nhà bác học xuất sắc.
  3. Một nhà phát minh với nhiều sáng chế có ích cho cuộc sống.
  4. Một nhà khoa học chuyên nghiên cứu giống cây trồng.

Câu 2: Sản phẩm nông nghiệp nào dưới đây được gắn liền với tên của ông một cách thân thiết?

  1. Dưa ông Của.
  2. Cà chua ông Của.
  3. Lúa ông Của.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Bạn bè trìu mến gọi ông là gì?

  1. Nhà bác học của làng quê.
  2. Nhà bác học của đồng ruộng.
  3. Nhà khoa học nghiên cứu giống cây trồng.
  4. Nhà phát minh của làng quê.

Câu 4: Lương Định Của là viện trưởng ở đâu?

  1. Viện khoa học.
  2. Viện nghiên cứu.
  3. Viện khoa học công nghệ.
  4. Viện kiểm sát.

Câu 5: Ngoài giờ lên lớp, ông còn làm gì?

  1. Đọc sách.
  2. Nghiên cứu giống cây trồng mới.
  3. Xắn quần, lội trên những cánh đồng thí nghiệm.
  4. Ở nhà sáng chế ra những thiết bị hữu dụng.

Câu 6: Ông là người đầu tiên làm gì?

  1. Ứng dụng một cách sáng tạo các kĩ thuật canh tác của nước ngoài vào việc trồng lúa ở Việt Nam.
  2. Ứng dụng một cách sáng tạo các kĩ thuật của nước ngoài vào việc sáng chế khoa học.
  3. Sáng chế ra máy tuốt lúa.
  4. Ứng dụng cây trồng biến đổi gen vào trong sản xuất nông nghiệp.

Câu 7: Bạn nước ngoài gửi gì cho viện của ông?

  1. Mười giống lúa mới.
  2. Mười hạt thóc giống quý.
  3. Cây trồng biến đổi gen.
  4. Mầm cây quý.

Câu 8: Ông Của đã làm thế nào để những hạt giống quý không bị chết vì rét?

  1. Đem tất cả các hạt giống đi ngâm nước ấm, gói vào khăn, gieo trong phòng thí nghiệm.
  2. Đem tất cả các hạt thóc giống gieo trong phòng thí nghiệm rồi cài đặt nhiệt độ thích hợp.
  3. Chia mười hạt thóc giống làm hai phần, năm hạt đem đi trồng, năm hạt đem đi ủ.
  4. Chia mười hạt thóc giống làm hai phần, năm hạt gieo trong phòng thí nghiệm, năm hạt còn lại ủ trong người.

Câu 9: Ông Lương Định Của được Nhà nước trao tặng những gì?

  1. Danh hiệu Anh hùng Lao động.
  2. Huân chương Lao động hạng Nhất và Giải thưởng Hồ Chí Minh.
  3. Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
  4. Cả A và B.

Câu 10: Canh tác là gì?

  1. Cày cấy, trồng trọt.
  2. Nuôi trồng thủy hải sản.
  3. Nghiên cứu, chế tạo ra giống cây trồng mới.
  4. Khoa học nông nghiệp.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Những tên gọi mà mọi người đặt cho ông Lương Định Của trong đoạn 1 thể hiện điều gì?

  1. Sự châm chọc của mọi người dành cho ông.
  2. Sự đánh giá của mọi người đối với tài năng và đóng góp của ông.
  3. Sự ngưỡng mộ của mọi người đối với tài năng của ông.
  4. Sự ghen tị của mọi người đối với tài năng của ông.

Câu 2: Những chi tiết ở đoạn 2 cho thấy ông Lương Định Của sống và làm việc như thế nào?

  1. Nghiêm khắc, cực khổ.
  2. Vất vả, khó khăn.
  3. Giản dị, đơn sơ, mộc mạc.
  4. Khổ cực, nghèo đói.

Câu 3: Hành động bảo vệ giống lúa quý nói lên điều gì về ông?

  1. Tận tụy, tâm huyết với nghề.
  2. Có đam mê với công việc của mình.
  3. Thông minh, khéo léo.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Nội dung của bài đọc là gì?

  1. Ca ngợi những đóng góp, cống hiến của Lương Định Của cho đất nước.
  2. Câu chuyện về cuộc đời của Lương Định Của.
  3. Câu chuyện về quá trình phát hiện ra tài năng của Lương Định Của.
  4. Ca ngợi những con người tài năng giống Lương Định Của.

Câu 5: Theo em, nhờ đâu ông Lương Định Của có được những cống hiến lớn cho đất nước như vậy?

  1. Dựa vào tài năng của ông.
  2. Dựa vào sự ham học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu của ông.
  3. Dựa vào sự tâm huyết với nghề của ông.
  4. Tất cả các đáp án trên.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Bài đọc muốn nói điều gì với chúng ta?

  1. Ghi nhớ và biết ơn những người có đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
  2. Biết yêu quí và trân trọng người tài.
  3. Cả A và B.
  4. Cần học hỏi về nông nghiệp để biết cách canh tác.

Câu 2: Câu sau đây có bao nhiêu danh từ riêng?

Ông Lương Định Của không còn nữa nhưng những giống cây ông để lại và tên tuổi ông vẫn còn khắc sâu trong tâm trí của người dân Việt Nam.

  1. 1 từ.
  2. 2 từ.
  3. 3 từ.
  4. 4 từ.

Câu 3: Chỉ ra tính từ trong câu sau?

Lương Định Của là một nhà nông học xuất sắc.

  1. Nhà.
  2. Là.
  3. Nông học.
  4. Xuất sắc.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Vị nào dưới đây cũng là một nhà nông học?

  1. Tố Hữu.
  2. Vũ Tuyên Hoàng.
  3. Vũ Giáng Hương.
  4. Xuân Bắc.

 --------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều bài 8: Đọc 2 - Nhà bác học của đồng ruộng

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com