A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
Chiếc kén bướm
Một người đàn ông tìm thấy một cái kén của sâu bướm. Con sâu dường như đang cố gắng để chui ra khỏi kén. Người đàn ông ngồi xuống và quan sát cái kén suốt hàng giờ nhưng dường như con sâu bướm phải vật lộn rất vất vả mà chỉ tạo ra được một chiếc lỗ nhỏ xíu. Đột nhiên nó dừng lại và dường như kiệt sức, bế tắc. Người đàn ông quyết định giúp con bướm có thể chui ra ngoài bằng cách dùng kéo cắt lỗ trên chiếc kén rộng thêm một chút nữa. Sau đó, con bướm nhỏ đã có thể thoát ra khỏi kén dễ dàng hơn nhưng cơ thể nó dường như yếu ớt, đôi cánh rúm ró.
Người đàn ông vẫn ở đó, chờ cho đôi cánh bướm có thể dang rộng và con bướm bay lên. Tuy nhiên, điều đó không bao giờ xảy ra. Con bướm sẽ chỉ có thể sống phần đời con lại bằng cách bò với cơ thể khuyết tật và đôi cánh rúm ró. Nó không bao giờ có thể bay, Mặc dù, người đàn ông có lòng tốt, nhưng anh ta không hiểu quy luật của tự nhiên. Cái kén chật hẹp là thử thách để sâu có thể hóa bướm. Chỉ có tự mình nỗ lực thoát khỏi cái kén, chất lỏng trong cơ thể sâu mới chuyển hết sang đôi cánh, giúp nó có thể bay tự do. Cuộc chiến với cuộc sống giúp chúng ta phát triển sức mạnh. Không đấu tranh, chúng ta không bao giờ trưởng thành và mạnh mẽ hơn. Tự mình giải quyết các vấn đề, không dựa dẫm vào người khác là điều rất quan trọng để bạn có thể vững vàng trong cuộc sống.
(Trích Quà tặng cuộc sống)
Câu 1. (0,5 điểm) Chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì?
A. Để khỏi bị ngạt thở.
B. Để nhìn thấy ánh sáng vì trong kén tối và chật chội.
C. Để trở thành con bướm thật sự trưởng thành.
Câu 2. (0,5 điểm) Chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi chiếc kén bằng cách nào?
A. Chú đã cố hết sức để làm rách cái kén.
B. Chú đã cắn nát chiếc kén để thoát ra.
C. Có ai đó đã làm lỗ rách to thêm nên chú thoát ra dễ dàng.
Câu 3. (0,5 điểm) Điều gì xảy ra với chú bướm khi đã thoát ra ngoài kén?
A. Bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng.
B. Dang rộng cánh bay lên cao.
C. Phải mất mấy hôm nữa mới bay lên được.
Câu 4. (0,5 điểm) Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
A. Đừng bao giờ gắng sức làm điều gì, mọi chuyện tự nó sẽ đến.
B. Phải tự mình nỗ lực vượt qua khó khăn, khó khăn giúp ta trưởng thành hơn.
C. Đừng bao giờ giúp đỡ ai việc gì, vì chẳng có sự giúp đỡ nào có lợi cho mọi người.
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5. (2,0 điểm) Gạch một gạch dưới bộ phận trạng ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ trong những câu sau:
a. Sáng sớm, bà con trong thôn đã nườm nượp đổ ra đồng.
b. Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thành phố.
Câu 6. (2,0 điểm) Đặt câu có sử dụng các trạng ngữ sau đây:
a. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
b. Trạng ngữ chỉ phương tiện.
B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7. Nghe – viết (1,5 điểm)
Hương làng
Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tấng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy.
Theo Băng Sơn
Câu 8. Viết đoạn văn (2,5 điểm)
Đề bài: Viết bài văn miêu tả con vật mà em thích nhất.
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
C | C | A | B |
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm) Mỗi câu đúng và đủ được 1,0 điểm
a. Sáng sớm, bà con trong thôn đã nườm nượp đổ ra đồng.
b. Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thành phố.
Câu 6 (2,0 điểm)
a. Vì gió quá lớn, cây cổ thụ bên đường ngã xuống.
b. Với giọng nói ấm áp, bà kể cho em nghe những câu chuyện cổ tích.
B. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 7 (1,5 điểm) | - Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ - Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu + Nếu có 0 - 4 lỗi: - 0,5 điểm Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm. - Trình bày: + Nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng: 0,25 điểm + Nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ: 0 điểm | 0,25 điểm 1,0 điểm
0,25 điểm |
Câu 8 (2,5 điểm) | 1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng A. Mở bài (0,5 điểm) Giới thiệu con vật mà em thích. B. Thân bài (0,5 điểm) - Miêu tả hình dáng con vật - Miêu tả tính tình, hành động con vật - Kể một kỉ niệm của em với con vật (nếu có) C. Kết bài (0,5 điểm) Nêu tình cảm của em với con vật.
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc… Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp. | 1,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm |
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 3 |
|
|
| 1 |
| 4 | 0 | 2,0 |
Luyện từ và câu |
| 1 |
|
|
| 1 | 2 | 0 | 4,0 |
Luyện viết chính tả |
|
|
| 1 |
|
| 0 | 1 | 1,5 |
Luyện viết đoạn văn |
|
|
|
|
| 1 | 0 | 1 | 2,5 |
Tổng số câu TN/TL | 3 | 1 |
| 1 | 1 | 2 | 6 | 2 | 8 câu/10đ |
Điểm số | 1,5 | 2,0 |
| 1,5 | 0,5 | 4,5 | 6,0 | 4,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 3,5 35% | 1,5 15% | 5,0 50% | 10,0 100% | 10,0 |
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. TIẾNG VIỆT | ||||||
TỪ CÂU 1 – CÂU 4 |
| 4 |
|
| ||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Xác định được hình ảnh, nhân vật có ý nghĩa trong bài. - Xác định được các chi tiết trong bài. |
| 3 |
| C1, 2, 3 |
Vận dụng | - Rút ra bài học từ câu chuyện. |
| 1 | C4 | ||
TỪ CÂU 5 – CÂU 6 | 2 |
|
|
| ||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Xác định được thành phần trạng ngữ, vị ngữ trong câu. | 1 |
| C5 |
|
Vận dụng | - Đặt câu sử dụng các trạng ngữ, câu đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa. | 1 |
| C6 |
| |
B. TẬP LÀM VĂN | ||||||
Câu 1 | 1 |
|
|
| ||
1. Luyện viết chính tả | Kết nối | - Vận dụng kĩ năng nghe – viết để hoàn thành bài. | 1 |
| C7 |
|
Câu 2 | 1 |
|
|
| ||
2. Luyện viết đoạn văn | Vận dụng | - Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài). - Miêu tả con vật mà em thích. - Bày tỏ tình cảm tự nhiên, trong sáng, chân thành. - Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. | 1 |
| C8 |
|