A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
HAI BÀ TRƯNG DỰNG NỀN ĐỘC LẬP
Bà Trưng quê ở châu Phong
Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên.
Chị em nặng một lời nguyền,
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân,
Ngàn Tây nổi áng phong trần,
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên.
Hồng quần nhẹ bức chinh yên,
Đuổi ngay Tô Định dẹp tan biên thành.
Đô kỳ đóng cõi Mê Linh,
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta…
(Đại Nam quốc sử diễn ca)
Câu 1 (0,5 điểm). Bài thơ ca ngợi cuộc khởi nghĩa của ai?
A. Hai Bà Trưng.
B. Bà Triệu.
C. Tô Định.
Câu 2 (0,5 điểm). Vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa?
A. Vì quân giặc tham bạo và trả thù cho chồng.
B. Vì để lên làm vua.
C. Vì đã có lời nguyền.
Câu 3 (0,5 điểm). Hai Bà Trưng khởi nghĩa đuổi ai ra khỏi lãnh thổ nước ta?
A. Lĩnh Nam.
B. Tô Định.
C. Mê Linh.
Câu 4 (0,5 điểm). Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là gì?
A. Đuổi Tô Định ra khỏi lãnh thổ nước ta.
B. Giành độc lập cho dân tộc, thể hiện tinh thần yêu nước của dân tộc, thể hiện bản lĩnh của người phụ nữ Việt Nam.
C. Đánh đuổi quân địch đang lăm le xâm lược nước ta.
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Chỉ ra sự vật được nhân hóa trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa được sử dụng?
Mùa xuân, ngày nào cũng là ngày hội. Muôn loài vật trên đồng lũ lượt kéo nhau đi. Những anh chuồn ớt đỏ thắm như ngọn lửa. Những cô chuồn chuồn kim nhịn ăn để thân hình mảnh dẻ, mắt to, mình nhỏ xíu, thướt tha bay lượn. Các chú bọ ngựa vung gươm tập múa võ trên những chiếc lá to. Các ả cánh cam diêm dúa, các chị cào cào xoè áo lụa đỏm dáng,... Đạo mạo như bác giang, bác dế cũng vui vẻ dạo chơi trên bờ đầm.
(Theo Xuân Quỳnh)
Câu 6 (2,0 điểm). Tìm các tính từ trong đoạn văn dưới đây và xem nó thuộc tính từ chỉ đặc điểm của sự vật hay tính từ chỉ đặc điểm của hoạt động?
Ánh nắng lướt đi rất nhanh, đổi màu thoăn thoắt: vàng ruộm trên cánh đồng thơm nồng mùa gặt, nâu sẫm trên luống đất vừa gieo hạt, đỏ rực trên mái ngói, xanh mướt trên những vườn cây um tùm,... Đi qua đồng cỏ, bất chợt nắng thấy cái gì nhỏ xíu, tròn xoe nấp kín đáo trong một ngọn cỏ. Nắng đậu xuống nhè nhẹ, chậm rãi. À, thì ra là một giọt sương bé nhỏ không chịu tan đi dù mặt trời đã lên cao.
(Theo Ngọc Minh)
B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7. Viết đoạn văn (1,5 điểm)
Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em với một người gần gũi, thân thiết.
Câu 8. Viết bài văn (2,5 điểm)
Đề bài: Viết bài văn tả một loại cây ăn quả mà em thích.
A. TIẾNG VIỆT: (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
A | A | B | B |
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 1,0 điểm
- Các sự vật được nhân hóa trong đoạn văn: chuồn chuồn, bọ ngựa, cánh cam, cào cào, giang, dế.
- Tác dụng của biện pháp nhân hóa được sử dụng: giúp cho thế giới loài vật trở nên gần gũi và sinh động hơn.
Câu 6 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 1,0 điểm
- Tính từ chỉ đặc điểm của sự vật: vàng ruộm, thơm nồng, nâu sẫm, đỏ rực, xanh mướt, um tùm, nhỏ xíu, tròn xoe, bé nhỏ, cao.
- Tính từ chỉ đặc điểm của hoạt động: nhanh, thoăn thoắt, nhè nhẹ, chậm rãi.
B. LÀM VĂN: (4,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 7 (1,5 điểm) | 1. Viết đúng hình thức, yêu cầu của đoạn văn. a. Mở đoạn (0,25 điểm) Giới thiệu người gần gũi, thân thiết (tên, mối quan hệ với em,…). b. Thân đoạn (0,5 điểm) - Kể về những lời nói, việc làm,… của người đó đối với em (chăm sóc, dạy dỗ,…). - Kể về những lời nói, việc làm,… của em đối với người đó (quan tâm, chăm sóc,…). c. Kết đoạn (0,25 điểm) Mong ước cho người gần gũi, thân thiết đó (sức khỏe, niềm vui,…). 2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. | 1,0 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm |
Câu 8 (2,5 điểm) | 1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng Tham khảo dàn ý bài văn tả cây xoài A. Mở bài (0,5 điểm) Giới thiệu về cây ăn quả mà em muốn miêu tả: cây xoài. B. Thân bài (0,75 điểm) - Miêu tả hình dáng cây xoài: + Cây năm nay bao nhiêu tuổi? Cao bao nhiêu mét? Thân cây rộng bao nhiêu? Cây đã cho bao nhiêu mùa quả rồi? + Gốc cây có to không? Phần rễ sát gốc cây có trồi lên mặt đất không? Trông nó có đặc điểm như thế nào? + Phần thân cây có lớp vỏ màu gì? Khi chạm vào có cảm giác ra sao? + Cây có nhiều cành không? Các cành con có gì khác so với cành chính mọc từ thân cây? + Lá xoài khi còn nhỏ và khi đã già có màu sắc như thế nào? Nó có mùi hương gì đặc biệt không? + Hoa xoài nở vào tháng mấy? Có màu sắc và đặc điểm như thế nào? + Sau khi hoa kết trái, mất bao lâu để có quả xoài trưởng thành? Khi quả xoài chín thì màu sắc, hương vị có gì khác những quả xoài còn non? - Tả lợi ích của cây xoài: + Cây cho bóng mát nơi cây được trồng. + Cung cấp quả xoài có thể làm nhiều món ngon, như nộm, mứt, sinh tố… + Các cành xoài bị gãy, cắt tỉa có thể làm củi đốt. + Lá xoài non có thể ăn kèm rau sống. C. Kết bài (0,5 điểm) Tình cảm, cảm xúc của em dành cho cây ăn quả (cây xoài) mà mình vừa miêu tả.
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc… * Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp. | 1,75 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm |
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 2 |
| 2 |
|
|
| 4 | 0 | 2,0 |
Luyện từ và câu |
| 0,5 |
| 1,5 |
|
| 2 | 0 | 4,0 |
Luyện viết đoạn văn |
|
|
|
|
| 1 | 0 | 1 | 1,5 |
Luyện viết bài văn |
|
|
|
|
| 1 | 0 | 1 | 2,5 |
Tổng số câu TN/TL | 2 | 0,5 | 2 | 1,5 |
| 1 | 6 | 2 | 8 câu/10đ |
Điểm số | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 4,5 |
| 2,5 | 7,0 | 3,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 2,0 20% | 5,5 55% | 2,5 25% | 10,0 100% | 10,0 |
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. TIẾNG VIỆT | ||||||
TỪ CÂU 1 – CÂU 4 |
| 4 |
|
| ||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Xác định được các chi tiết trong bài. |
| 2 |
| C1, 2 |
Kết nối | - Liên hệ kiến thức về từ loại tính từ để xác định tính từ trong câu văn. - Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài học. |
| 2 |
| C3, 4 | |
CÂU 5 – CÂU 6 | 3 |
|
|
| ||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Nhận diện biện pháp tu từ nhân hóa. - Nhận diện được tính từ. |
| 0,5 | C5.a |
|
Kết nối | - Phân tích tác dụng của biện pháp nhân hóa. - Biết cách lựa chọn sử dụng từ ngữ phù hợp. |
| 1,5 | C5.b, C6 |
| |
B. TẬP LÀM VĂN | ||||||
Câu 1 | 1 |
|
|
| ||
1. Luyện viết đoạn văn | Vận dụng | - Nắm được hình thức của đoạn văn. - Nêu được tình cảm, cảm xúc đối với một người gần gũi, thân thiết. - Đoạn văn có giọng điệu hấp dẫn. |
| 1 | C7 |
|
Câu 2 | 1 |
|
|
| ||
2. Luyện viết bài văn | Vận dụng | - Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài). - Tả được một loại cây ăn quả. - Nêu được tình cảm đối với loại cây ấy. - Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. |
| 1 | C8 |
|