Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều bài 5: Ôn tập giữa học kì I

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5: Ôn tập giữa học kì I. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: MĂNG NON

BÀI 5: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. ĐỌC - HIỂU (05 CÂU)

MỘT CHUYẾN ĐI XA

Một người cha dẫn một người con trai đi cắm trại ở một vùng quê để cậu bé hiểu được cuộc sống bình dị của những người ở đó. Hai cha con họ sống chung với gia đình nông dân. Trên đường về, người cha hỏi: “Con thấy chuyến đi thế nào?”

- Tuyệt lắm cha ạ! – Cậu bé đáp.

- Vậy con đã học được gì từ chuyến đi này? – Người cha hỏi tiếp.

- Ở nhà, chúng ta chỉ có một con chó, còn mọi người ở đây thì có tới bốn. Chúng ta chỉ có một hồ bơi trong vườn, còn họ có cả một dòng sông. Chúng ta thắp sáng bằng những bóng đèn điện, còn họ đêm đến lại có rất nhiều ngôi sao tỏa sáng. Nhà mình có những cửa sổ nhưng họ có cả một bầu trời bao la. Cảm ơn cha đã cho con thấy cuộc sống bên ngoài rộng mở và đẹp làm sao!

(Theo Quang Kiệt)

Câu 1: Người cha trong câu chuyện đã đưa con trai đi đâu?

  1. Đi đến vùng biển.
  2. Đi đến vùng rừng núi.
  3. Đi về một vùng quê.
  4. Đi tới bản làng.

 

Câu 2: Họ đã sống ở đâu trong thời gian đó?

  1. Trong nhà nghỉ.
  2. Trong nhà một người nông dân.
  3. Trong khách sạn.
  4. Trong nhà trọ.

Câu 3: Người cha muốn con đưa con đi cắm trại nhằm mục đích gì?

  1. Muốn con gặp gỡ xóm làng, những người thân quen với người cha.
  2. Muốn con được hít thở không khí trong lành.
  3. Muốn con học cách chịu khổ.
  4. Muốn con hiểu được cuộc sống bình dị của những người dân ở đó.

Câu 4: Người con trai cảm ơn cha vì điều gì?

  1. Vì đã cho con thấy cuộc sống bên ngoài rộng mở và thật đẹp đẽ.
  2. Vì cha đã cho con đi chơi, giải tỏa căng thẳng.
  3. Vì cha đã tổ chức sinh nhật cho con.
  4. Vì đã mua quà cho con.

Câu 5: Người con trai thấy cuộc sống của người nông dân như thế nào?

  1. Những người nông dân thật nghèo, nhà ở của họ không có hồ bơi và đèn điện.
  2. Những người nông dân sống thật nghèo nàn và bình dị. Họ thường nuôi nhiều chó trong nhà.
  3. Những người nông dân có cuộc sống thật tươi đẹp, gần gũi với thiên nhiên và không gian bao la.
  4. Cuộc sống của người nông dân còn xa hoa hơn cuộc sống ở thành phố.

II. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (10 CÂU)

Câu 1: Danh từ là gì?

  1. Là những hư từ.
  2. Là những từ chỉ hành động của con người, sự vật …
  3. Là những từ chỉ sự vật: con người, sự vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm…
  4. Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của con người, sự vật…

Câu 2: Câu văn sau có mấy danh từ?

Tôi thấy hoa nở trên cánh đồng xanh.

  1. 6 danh từ.
  2. 5 danh từ.
  3. 4 danh từ.
  4. 3 danh từ.

Câu 3: Câu dưới đây có những danh từ chung nào?

Nguyễn Tuân sinh ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

  1. A. Nguyễn Tuân, quê, thôn, xã, phường.
  2. Thượng Đình, Hà Nội, quê, thôn, xã, quận.
  3. Thôn, xã, phường, quận.
  4. Phố, quê, thôn, xã, làng, phường, quận.

Câu 4: Câu dưới đây có bao nhiêu danh từ riêng?

Làng lụa Vạn Phúc (hay làng lụa Hà Đông), nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 ki-lô-mét.

  1. 2 từ.
  2. 3 từ.
  3. 4 từ.
  4. 5 từ.

Câu 5: Dấu ngoặc kép trong câu dưới đây được dùng làm gì?

Vừa chia tay với “Những mảnh ghép cảm xúc”, khán giả nhí lại sắp được thết đãi một bộ phim tuyệt vời khác của xưởng phim hoạt hình Pi-xa có tên là “Chú khủng long tốt bụng”.

  1. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
  2. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
  3. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
  4. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn trong câu văn.

Câu 6: Tìm danh từ trong câu sau?

Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá.

  1. Nương, người, việc, người lớn, trâu, cụ già, cỏ, lá.
  2. Nương, việc, lớn, đánh, trâu, cụ già, nhặt, đốt.
  3. Nương, người, việc, lớn, trâu, cày, cụ già, cỏ, lá.
  4. Nương, người, việc, trâu, cụ già, nhặt, cỏ, lá.

Câu 7: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn dưới đây?

Dưới đây là một số loài được cho là lớn nhất trong thế giới động vật:

− Cá voi xanh.

− Voi Châu Phi.

− Hươu cao cổ.

− Lạc đà một bướu.

  1. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
  2. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
  3. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
  4. Không có đáp án nào đúng.

Câu 8: Dấu gạch ngàng có tác dụng gì trong đoạn dưới đây?

Nếu nhà bạn không có vườn, bạn có thể trồng rau trong nhà. Cách làm như sau:

– Bạn đi chợ và mua những loại cây rau để trồng.

– Bạn lấy phần gốc cây rau, cho vào li, bình, vỏ hộp hay chậu nhỏ, rồi cho một ít nước vào.

– Khi cây rau mọc rễ hoặc lên chồi non, bạn mang ra trồng trong chậu có đất.

  1. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
  2. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
  3. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
  4. Không có đáp án nào đúng.

Câu 9: Viết hoa các danh từ riêng của câu sau cho đúng?

đà lạt là thành phố thuộc tỉnh lâm đồng, nằm trên cao nguyên lâm viên, thuộc khu vực tây nguyên của việt nam.

  1. Đà lạt là thành phố thuộc tỉnh Lâm đồng, nằm trên cao nguyên Lâm viên, thuộc khu vực Tây nguyên của Việt nam.
  2. Đà Lạt là thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc khu vực Tây Nguyên của Việt Nam.
  3. Đà lạt là thành phố thuộc tỉnh lâm Đồng, nằm trên cao nguyên lâm Viên, thuộc khu vực Tây nguyên của Việt Nam.
  4. Đà Lạt là thành phố thuộc tỉnh Lâm đồng, nằm trên cao nguyên Lâm viên, thuộc khu vực Tây nguyên của Việt Nam.

Câu 10: Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp nhân hóa?

  1. Mẹ em cho em ba cái bánh.
  2. Con mèo đang nằm ngủ.
  3. Gà ơi! Đừng gáy nữa!
  4. Cây cối đung đưa theo gió.

III. VIẾT (05 CÂU)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Thánh Gióng là vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam trong việc gìn giữ Tổ quốc, bảo vệ non sông. Gióng khi sinh ra tới ba tuổi mà vẫn chưa biết nói biết đi, nhưng khi nghe tin có giặc ngoại xâm thì tinh thần yêu nước từ sâu trong Gióng trỗi dậy, Gióng lớn mạnh phi thường và xin được đi đánh giặc cứu nước. Gióng có được sức mạnh như vậy cũng là nhờ tinh thần đoàn kết của nhân dân ta, mong muốn đánh đuổi giặc ra khỏi đất nước. Gióng còn là người anh hùng rất thông minh khi roi sắt gãy, Gióng đã nhổ tre bên đường để đánh giặc cho thấy sức mạnh kết hợp giữa con người với thiên nhiên. Gióng đánh giặc với mong muốn là đất nước được bình yên chứ không cần bất kì thứ gì cả, điều đó cho thấy Gióng là vị anh hùng thực sự, vì nước vì dân, sẵn sàng đứng lên chiến đấu mà không màng nguy hiểm. Gióng chính là hình tượng tiêu biểu của anh hùng chống giặc ngoại xâm.

Câu 1: Chủ đề của đoạn văn trên là gì?

  1. Nêu cảm nghĩ về chiến thắng giặc ngoại xâm của Thánh Gióng.
  2. Nêu cảm nhận về nhân vật Thánh Gióng.
  3. Nêu nhận xét về chiến thắng của Thánh Gióng.
  4. Suy nghĩ về nhân vật Thánh Gióng.

Câu 2: Câu mở đầu của đoạn văn trên là gì?

  1. Thánh Gióng là vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam trong việc gìn giữ Tổ quốc, bảo vệ non sông.
  2. Gióng khi sinh ra tới ba tuổi mà vẫn chưa biết nói biết đi, nhưng khi nghe tin có giặc ngoại xâm thì tinh thần yêu nước từ sâu trong Gióng trỗi dậy.
  3. Gióng lớn mạnh phi thường và xin được đi đánh giặc cứu nước.
  4. Gióng đánh giặc với mong muốn là đất nước được bình yên chứ không cần bất kì thứ gì cả.

Câu 3: Câu mở đầu của đoạn văn có tác dụng gì?

  1. Dẫn dắt để kể câu chuyện “Thánh Gióng”.
  2. Giới thiệu câu chuyện “Thánh Gióng” một cách trực tiếp.
  3. Giới thiệu về nhân vật Thánh Gióng.
  4. Không có đáp án nào đúng.

Câu 4: Đâu là câu kết đoạn trong đoạn văn trên?

  1. Gióng đánh giặc với mong muốn là đất nước được bình yên chứ không cần bất kì thứ gì cả.
  2. Gióng là vị anh hùng thực sự, vì nước vì dân, sẵn sàng đứng lên chiến đấu mà không màng nguy hiểm.
  3. Gióng có được sức mạnh như vậy cũng là nhờ tinh thần đoàn kết của nhân dân ta, mong muốn đánh đuổi giặc ra khỏi đất nước.
  4. Gióng chính là hình tượng tiêu biểu của anh hùng chống giặc ngoại xâm.

Câu 5: Người viết có cảm nhận như thế nào về nhân vật?

  1. Yêu thích.
  2. Kính trọng.
  3. Ghét bỏ.
  4. Coi thường.

 --------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều bài 5: Ôn tập giữa học kì I

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net