CHỦ ĐỀ: MĂNG NON
BÀI 3: NHƯ MĂNG MỌC THẲNG
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ NHÂN HÓA
(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Nhân hóa là gì?
- A. Nhân hóa là gọi con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ được dùng để tả người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi, sinh động hơn.
- B. Nhân hóa là dùng từ ngữ chỉ người hoặc chỉ đặc điểm, hoạt động của người để gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật một cách sinh động, gần gũi.
- Nhân hóa là gọi con vật, các sự vật xung quanh ta bằng những từ ngữ vốn được dùng để chỉ người.
- Nhân hóa là dùng các từ ngữ chỉ con người để gọi vật.
Câu 2: Có những cách nhân hóa nào?
- Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người.
- Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người.
- Nói với sự vật như nói với người.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Câu văn sau có mấy đại từ nhân hóa?
Ông mặt trời toả ánh nắng chói chang xuống mặt đất.
- 1 từ.
- 2 từ.
- 3 từ.
- 4 từ.
Câu 4: Câu nào dưới đây có đại từ nhân hóa?
- Gió đang thổi rất mạnh.
- Mặt trời tỏa ánh nắng gay gắt xuống muôn nơi.
- Mẹ gà vẫn loay hoay bới giun cho gà con.
- Trâu đang gặm cỏ.
Câu 5: Từ nào trong câu dưới đây là đại từ nhân hóa?
Lũ kiến đang bò lên người bác voi khổng lồ mà bác không hề biết.
- Kiến
- Bác.
- Bò.
- Người.
Câu 6: Từ nào trong câu dưới đây vốn là những từ được dùng để chỉ hoạt động, tính chất của con người nhưng được sử dụng cho sự vật?
Chị mây rộng lượng thật đấy, trao cho mọi người những làn gió mát.
- Rộng lượng, trao cho, gió mát.
- Chị, rộng lượng, trao cho.
- Chị mây, rộng lượng, mọi người.
- Chị, rộng lượng, mọi người, làn gió mát.
Câu 7: Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp nhân hóa?
- Mây đen nhiều quá.
- Con mèo đang nằm ngủ.
- Gà ơi! Đừng gáy nữa!
- Cây cối đung đưa theo gió.
Câu 8: Từ nào trong câu “Gió nhẹ nhàng đem hơi ấm đi xa.” là từ để chỉ hoạt động, tính chất của con người nhưng lại được dùng để chỉ sự vật?
- Gió.
- Hơi ấm.
- Đem.
- Nhẹ nhàng.
Câu 9: Làm thế nào để nhận biết câu có sử dụng biện pháp so sánh hay không?
- Chỉ ra dấu hiệu gồm sự vật, hiện tượng, loài vật nào đó được nhân hoá và từ ngữ dùng để nhân hoá.
- Nêu tác dụng của phép nhân hoá đó.
- Không có dấu hiệu nhận biết.
- Cả A và B.
Câu 10: Đại từ “ông” và “chị” trong câu sau được sử dụng để gọi gì?
Ông mặt trời toả ánh nắng chói chang từ trên cao xuống, còn chị mây không biết đã đi đâu mất rồi.
- Nắng và mây.
- Mặt trời và nắng.
- Mặt trời và mây.
- Nắng và gió.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Tìm biện pháp nhân hóa trong đoạn sau?
Khi cô sách giáo khoa nói đến những cuốn sách như thế, cả hộp chữ chúng tôi xôn xao hẳn lên, tất cả reo nhảy mừng rỡ. Chúng nó tranh nhau hỏi hết câu này đến câu khác làm cho cô không còn biết trả lời thế nào.
(Theo Trần Hoài Dương)
- Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người.
- Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người.
- Nói với sự vật như nói với người.
- Cả A và B.
Câu 2: Kiểu nhân hóa nào được sử dụng trong câu văn sau?
Buổi sớm, khi cậu gà ri te tái chạy ở trong chuồng ra, dẫn đầu ba chị gà, một bác ngan với một lũ con líp nhíp và mấy thím vịt thì ở nóc chuồng, chọi ta cũng nhảy xuống, hai cái chân gieo bịch trên nền đất.
(Theo Tô Hoài)
- Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người.
- Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người.
- Nói với sự vật như nói với người.
- Cả A và B.
Câu 3: Tìm từ nhân hóa trong câu dưới đây?
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
- Ra ngoài.
- Trâu ơi.
- Bảo trâu.
- Cày.
Câu 4: Kiểu nhân hóa nào được sử dụng trong khổ thơ sau?
Bắt đền trăng đấy
Trốn vào sau mây
Để buồn cỏ cây
Khóc mưa thút thít.
- Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người.
- Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người.
- Nói với sự vật như nói với người.
- Cả A và B.
Câu 5: Từ được dùng để gọi người nhưng lại được dùng để gọi vật trong câu sau là từ gì?
Đằng kia có một chú thằn lằn đang rình mồi.
- Đằng kia.
- Mồi
- Thằn lằn.
- Chú.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi.
Ông Mặt Trời óng ánh
Tỏa nắng hai mẹ con
Bóng con và bóng mẹ
Dắt nhau đi trên đường.
Ông nhíu mắt nhìn em
Em nhíu mắt nhìn ông
“Ông ở trên trời nhé!
Cháu ở dưới này thôi!”.
Hai ông cháu cùng cười
Mẹ cười, đi bên cạnh.
Ông Mặt Trời óng ánh…
(Ngô Thị Bích Hiền)
Câu 1: Sự vật nào được nhân hóa trong bài thơ?
- Mặt trời.
- Chiếc bóng.
- Nắng.
- Con đường.
Câu 2: Sự vật đó được nhân hóa bằng cách nào?
- Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người.
- Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người.
- Nói với sự vật như nói với người.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Từ dùng để gọi người nhưng được dùng để gọi vật trong bài thơ là từ gì?
- Ông.
- Dắt tay.
- Nhíu mắt.
- Cười.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Vườn cây đầy ắp tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khưới lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm…
(Theo Nguyễn Kiên)
Câu 1: Trong đoạn văn trên, các sự vật được nhân hóa bằng cách nào?
- Trò chuyện, xưng hô với vật, hiện tượng tự nhiên như với người.
- Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để kể, tả về vật, hiện tượng tự nhiên.
- Gọi vật, hiện tượng tự nhiên bằng những từ ngữ chỉ người.
- Cả B và C.
--------------- Còn tiếp ---------------