CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG
BÀI 7: HỌ HÀNG, LÀNG XÓM
VIẾT 3: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TƯỞNG TƯỢNG
(15 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)
Câu 1: Đoạn văn là gì?
- A. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định.
- B. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày nhiều ý nội dung. Câu đầu tiên viết lùi dòng.
- C. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng.
- D. Bao gồm một số câu được viết liên tục, có thể xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng.
Câu 2: Khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, người viết cần làm gì?
- Phát huy trí tưởng tượng để thay đổi, bổ sung chi tiết cho câu chuyện.
- Chú ý cách sử dụng từ ngữ của mình.
- C. A, B đều đúng.
- D. A, B đều không đúng.
Câu 3: Phần mở đầu của đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe là gì?
- Nêu nội dung câu chuyện mình tưởng tượng.
- B. Giới thiệu câu chuyện mình tưởng tượng.
- C. Nêu nhận xét, cảm nghĩ.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 4: Phần triển khai của đoạn văn tưởng tượng cần trình bày điều gì?
- Thuật lại diễn biến câu chuyện.
- Kể về câu chuyện mình tưởng tượng.
- Miêu tả đặc điểm nhân vật có trong câu chuyện.
- Kể tên các nhân vật có trong câu chuyện.
Câu 5: Phần kết thúc của đoạn văn tưởng tượng có nhiệm vụ gì?
- Khẳng định mình thích hay không thích câu chuyện.
- Khẳng định ý nghĩa câu chuyện.
- Rút ra bài học từ câu chuyện.
- Khép lại câu chuyện mình đã tưởng tượng.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Các cách viết đoạn văn tưởng tượng có thể là gì?
- Bổ sung chi tiết (lời kể, tả…).
- Bổ sung lời thoại của nhân vật.
- Thay hoặc viết tiếp đoạn kết.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, ý nào sau đây là phù hợp?
- A. Câu chuyện dài, nhiều chi tiết phức tạp.
- B. Câu chuyện không có điểm nào ấn tượng.
- C. Câu chuyện phải được xây dựng một cách sáng tạo, độc đáo.
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 3: Dưới đây đâu không phải là phương án viết đoạn văn tưởng tượng?
- A. Nêu ý kiến về câu chuyện tưởng tượng.
- B. Bổ sung lời kể, tả cho câu chuyện.
- Viết tiếp đoạn kết.
- Viết thêm nội dung cho câu chuyện.
Câu 4: Những lưu ý khi triển khai viết đoạn văn tưởng tượng là gì?
- Cần tạo được sự bất ngờ, thú vị cho người đọc.
- Có thể sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để lời văn thêm sinh động.
- Chú ý cách dùng từ ngữ.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Ý nào sau đây là đúng?
- Phần mở đầu của đoạn văn tưởng tượng là giới thiệu nội dung tưởng tượng của em.
- Phần kết thúc của câu chuyện là nêu cảm nghĩ hoặc gợi ra những điều tưởng tượng tiếp theo.
- Phần triển khai là giới thiệu tên câu chuyện đã gợi cho em những liên tưởng.
- Phần mở đoạn là kể, tả lại những gì em đã tưởng tượng.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Trong những nàng công chúa của thế giới cổ tích, em yêu thích nhất là nàng công chúa Bạch Tuyết trong câu chuyện Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn. Khi đọc truyện, em thích nhất là tự tưởng tượng ra những hành động của nàng công chúa trong câu chuyện. Em tự vẽ cho mình một nàng Bạch Tuyết riêng trong thế giới của mình. Ở đó, nàng Bạch Tuyết là một cô bé có vóc dáng nhỏ nhắn và đáng yêu. Cô có nước da trắng ngần như tuyết, mái tóc đen tuyền bồng bềnh như chiếc kẹo bông gòn. Khuôn mặt của cô có hình trái xoan, nổi bật với đôi mắt len láy, trong veo như nước hồ mùa thu. Hai cái má thì phúng phính hơi hơi ửng hồng. Và đôi môi thì đỏ như trái dâu tây chín mọng. Bạch Tuyết đi lại, chạy nhảy rất nhanh nhẹn và uyển chuyển. Em thường tưởng tượng cảnh cô ấy ngồi bên hồ nước, ca hát vui vẻ cùng chim chóc trong khu rừng. Lúc ấy, trông Bạch Tuyết chẳng khác gì nàng công chúa của rừng sâu. Em yêu quý công chúa Bạch Tuyết lắm. Nên khi chọn tập vở hay cặp sách đều chọn những đồ vật có hình dáng của cô. Như vậy giúp em cảm giác như nàng công chúa trong tưởng tượng đang thực sự ở cạnh mình.
Câu 1: Nội dung của đoạn văn trên là gì?
- Nhân vật Bạch Tuyết trong trí tưởng tượng của bạn nhỏ.
- Tưởng tượng về nhân vật Bạch Tuyết.
- Sự yêu thích Bạch Tuyết của bạn nhỏ.
- Miêu tả nhân vật Bạch Tuyết.
Câu 2: Phần kết thúc đoạn văn là gì?
- Suy nghĩ, cảm xúc của bạn nhỏ về nhân vật Bạch Tuyết.
- Gợi ra những điều tưởng tượng tiếp theo về nhân vật.
- Giới thiệu tiếp về Bạch Tuyết.
- Tưởng tượng tiếp về các hành động của Bạch Tuyết.
Câu 3: Người viết tưởng tượng về gì khi viết đoạn kết này?
- Tưởng tượng về một câu chuyện có thật.
- Tưởng tượng về một câu chuyện không có thật.
- Tưởng tượng về một nhân vật có thật.
- Tưởng tượng về một nhân vật không có thật.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Đối tượng của đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc là gì?
- Nhân vật trong câu chuyện đó.
- Nội dung của câu chuyện đó.
- C. Trí tưởng tượng của người viết.
- D. Cả A và B.
--------------- Còn tiếp ---------------