CHỦ ĐỀ: MĂNG NON
BÀI 1: CHÂN DUNG CỦA EM
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: DANH TỪ
(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Danh từ là gì?
A. Là những hư từ.
B. Là từ chỉ sự vật: người, vật, con vật, thời gian, hiện tượng tự nhiên…
C. Là những từ chỉ hành động của con người, sự vật…
D. Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của con người, sự vật…
Câu 2: Danh từ chỉ sự vật là những từ nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm,… Dòng nào dưới đây chỉ bao gồm danh từ chỉ sự vật?
A. Đi, chạy, nhảy.
B. Đã, sẽ, đang.
C. Sách, báo, nhà.
D. Rất, quá, lắm.
Câu 3: Tìm các từ chỉ sự vật trong câu sau?
Mẹ giao cho Hồng chăm sóc cửa nhà, quét tước, dọn dẹp.
A. Mẹ, giao, chăm sóc, quét tước.
B. Mẹ, Hồng, cửa nhà.
C. Mẹ, Hồng, giao cho, dọn dẹp.
D. Hồng, chăm sóc, cửa nhà.
Câu 4: Từ nào dưới đây là danh từ?
A. Trong trẻo.
B. Quét dọn.
C. Xinh đẹp.
D. Bánh mì.
Câu 5: Những từ “thầy giáo, cô giáo, học sinh” là danh từ chỉ gì?
A. Danh từ chỉ vật.
B. Danh từ chỉ người.
C. Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên.
D. Danh từ chỉ thời gian.
Câu 6: Từ nào dưới đây là danh từ chỉ thời gian?
A. Buổi sáng.
B. Cái bút.
C. Bão lũ.
D. Mưa gió.
Câu 7: Từ nào dưới đây là danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên?
A. Hôm nay.
B. Cây lúa.
C. Sóng thần.
D. Bạn bè.
Câu 8: Từ nào dưới đây là danh từ?
A. Cỏ.
B. Ăn.
C. Đẹp.
D. Cao.
Câu 9: Tìm danh từ trong câu sau?
Chích bông năng nhặt sâu, bắt mối phá mùa màng và cây cối.
A. Chích bông, năng, sâu, mối, mùa màng.
B. Chích bông, sâu, mối, mùa màng, cây cối.
C. Sâu, bắt, mối, mùa màng, cây cối.
D. Năng, nhặt, sâu, mối, mùa màng.
Câu 10: Tìm danh từ trong câu sau?
Những cơn mưa ở mùa vụ tiếp theo giúp các cánh đồng dần xanh tươi trở lại.
A. Cơn mưa, mùa vụ, tiếp theo, giúp, cánh đồng.
B. Cơn mưa, mùa vụ, các cánh đồng, xanh tươi, trở lại.
C. Cơn mưa, mùa vụ, các cánh đồng.
D. Mùa vụ, giúp, các cánh đồng.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các danh từ?
A. Mây, gió.
B. Sống, ăn.
C. Buồn, vui.
D. Chạy, chơi.
Câu 2: Trong câu sau, từ gạch chân nào là danh từ chỉ người, từ gạch chân nào là danh từ chỉ vật?
Cô giáo chỉ lên bảng và hướng dẫn học sinh đọc bài.
A. “Cô giáo” là danh từ chỉ người; “bảng”, “học sinh” là danh từ chỉ vật.
B. “Cô giáo”, “bảng” là danh từ chỉ người; “học sinh” là danh từ chỉ vật.
C. “Cô giáo”, “học sinh” là danh từ chỉ người; “bảng” là danh từ chỉ vật.
D. “Cô giáo”, “bảng” là danh từ chỉ vật; “học sinh” là danh từ chỉ người.
Câu 3: Chọn danh từ thích hợp điền vào câu sau: …… đến, cây cối đâm chồi nảy lộc, trở nên xanh tươi hơn, ai nấy cũng đều thích thú và vui mừng.
A. Mùa thu.
B. Mùa xuân.
C. Mùa hạ.
D. Mùa đông.
Câu 4: Đâu là các danh từ chỉ vật xuất hiện trong lớp học?
A. Bếp ga, vở, bảng.
B. Bút, thước kẻ, bánh kẹo.
C. Giường, cục tẩy, hộp bút.
D. Bút, cục tẩy, bảng.
Câu 5:Tìm danh từ trong câu sau?
Có khi nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành ông Mặt Trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?
A. Bạn, hoa, quả, ngôi sao, ông Mặt Trời, người, câu chuyện cổ tích, bác gió, đêm, ngày.
B. Bạn, hoa, quả, ngôi sao, ông Mặt Trời, người, cổ tích, niềm vui, rì rầm.
C. Hoa, quả, ngôi sao, bạn, bác gió, ông Mặt Trời, đêm, ngày, niềm vui, kể.
D. Ngôi sao, bạn, rì rầm, đêm, ngày, mọi người. kể, niêm vui, ông Mặt Trời.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Danh từ nào dưới đây không phải danh từ chỉ người?
A. Học sinh.
B. Cô giáo.
C. Phấn viết.
D. Bạn học.
Câu 2: Từ “doanh trại” là loại danh từ gì?
A. Danh từ chỉ sự vật.
B. Danh từ chỉ người.
C. Danh từ chỉ đơn vị.
D. Danh từ chỉ khái niệm.
Câu 3: Danh từ nào dưới đây không phải danh từ chỉ tên tỉnh, thành phố?
A. Lâm Đồng.
B. Hải Phòng.
C. Ninh Bình.
D. Phong Nha - Kẻ Bàng.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Dòng nào dưới đây là đúng?
A. Thị trấn Sa Pa thuộc tỉnh Sa Pa.
B. Thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Khánh Hòa.
C. Thành phố Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam.
D. Vườn quốc gia Cúc Phương thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Câu 2: Câu nào sau đây nói đúng về người anh hùng Tô Vĩnh Diện?
A. Tô Vĩnh Diện lấy thân mình làm giá súng.
B. Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo.
C. Tô Vĩnh Diện tự chặt đứt cánh tay trong chiến đấu.
D. Tô Vĩnh Diện lấy thân mình lấp lỗ châu mai.