Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Tiếng việt 4 Cánh diều ( đề tham khảo số 8)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Tiếng việt 4 Cánh diều ( đề tham khảo số 8). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: TIẾNG VIỆT 4 - CD

A. TIẾNG VIỆT (5,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

ĂN CẮP LÀ XẤU

Một ngày nọ, Rosy đi tới một tiệm tạp hóa để mua bánh mì. Khi nhìn thấy người chủ đang bận rộn với các khách hàng khác, Rosy đã lấy cắp vài viên kẹo đường.

Khi về tới nhà, mẹ Rosy hỏi đã lấy các viên kẹo đường ở đâu. Rosy đành phải nói sự thật với mẹ. Mẹ Rosy nói, “Ăn cắp rất là xấu. Người chủ tiệm có thể không nhìn thấy con nhưng Chúa luôn thấy tất cả các việc con làm. Vì vậy, ta không bao giờ ăn cắp”.

Rosy hiểu ra những lời nói của mẹ và quay trở lại tiệm tạp hóa để trả lại mấy viên kẹo đường cho người chủ tiệm. Người chủ tiệm rất vui khi thấy sự thành thật của Rosy và thưởng cho Rosy một ít kẹo đường. 

 (TheoTruyện ngắn thiếu nhi hay và ý nghĩa)

Câu 1 (0,5 điểm). Rosy đã làm gì khi thấy người chủ tiệm bánh mì đang bận rộn với các khách hàng khác?

A. Uống trà.

B. Chơi với thú cưng.

C. Lấy cắp vài viên kẹo đường.

Câu 2 (0,5 điểm). Điều ước mà người đàn ông yêu cầu nàng tiên ban cho là gì?

A. Ăn cắp là rất xấu.

B. Không được ăn cắp.

C. Lần sau không được lấy cắp nữa.

Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao Rosy lại được người chủ tiệm thưởng cho một ít kẹo đường?

A. Vì người chủ tiệm thấy cô bé rất ngoan.

B. Vì cô bé đã biết lỗi của mình.

C. Vì người chủ tiệm rất vui khi thấy sự thành thật của cô bé.

Câu 4 (0,5 điểm). Bài học rút ra qua câu chuyện trên là gì?

A. Không nên ăn cắp những thứ mình thích.

B. Ăn cắp khiến cho bản thân trở nên xấu đi.

C. Không được ăn cắp đồ không phải của mình. Nếu có lỡ làm sai phải nhận lỗi, như vậy sẽ dễ được tha thứ hơn.

2. Luyện từ và câu (3,0 điểm)

Câu 5 (1,0 điểm). Tìm trạng ngữ của mỗi câu trong đoạn văn dưới đây:

           Trong sự tĩnh lặng của ban mai, tôi nghe được cả tiếng lá xào xạc. Nhưng chỉ một lúc sau, giữa những vòm xanh, chim chóc bắt đầu cất tiéng hót líu lo. Nhờ bản hòa ca tuyệt diệu, khu vườn trở nên náo nhiệt hẳn lên. Bằng trí tưởng tượng phong phú, tôi có cảm giác mình đang lạc vào trong một khu vườn cổ tích.

(Theo Duyên Anh)

Câu 6 (1,0 điểm). Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau:

a. Cô giáo tôi là người vùng xuôi.

b. Buổi sáng, Nam đạp xe tới trường trên con đường quen thuộc.

c. Trường mới của em xây trên nền ngôi trường cũ lợp lá.

d. Thành phố I-xtan-bun là cố đô của Thổ Nhĩ Kỳ.

Câu 7 (1,0 điểm). Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong đoạn dưới đây:

Sau khi hòa bình được lập lại, hệ thống đường sắt miền Bắc đã được khôi phục và xây dựng mới với những tuyến đường chính là Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lạng Sơn.

B. TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm)

Câu 8. Viết bài văn (4,0 điểm)

Đề bài: Viết bài văn tả một con vật được nuôi ở nhà em (hoặc ở trường em, ở vườn thú).

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

A. TIẾNG VIỆT: (5,0 điểm) 

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

C

A

C

C

2. Luyện từ và câu (3,0 điểm)

Câu 5 (1,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,2 điểm

Trong sự tĩnh lặng của ban mai, tôi nghe được cả tiếng lá xào xạc. 

Nhưng chỉ một lúc sau, giữa những vòm xanh, chim chóc bắt đầu cất tiéng hót líu lo. 

Nhờ bản hòa ca tuyệt diệu, khu vườn trở nên náo nhiệt hẳn lên. 

Bằng trí tưởng tượng phong phú, tôi có cảm giác mình đang lạc vào trong một khu vườn cổ tích.

Câu 6 (1,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm

a. Cô giáo tôi là người vùng xuôi.

CN                 VN

b. Buổi sáng, Nam đạp xe tới trường trên con đường quen thuộc.

                       CN                              VN

c. Trường mới của em xây trên nền ngôi trường cũ lợp lá.

              CN                                     VN

d. Thành phố I-xtan-bun là cố đô của Thổ Nhĩ Kỳ.

                CN                                    VN

Câu 7 (1,0 điểm) 

Dấu gạch ngang dùng để nối tên điểm đầu và điểm cuối của một tuyến đường.

B. LÀM VĂN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 8

(5,0 điểm)

1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng

A. Mở bài (1,0 điểm)

Giới thiệu về con vật mà em muốn miêu tả.

- Con vật đó được đón về từ đâu? (được tặng hay mua về)

- Con vật đó đã sống ở nhà em bao lâu rồi?

- Tên của con vật đó là gì? (nếu có)

B. Thân bài (2,25 điểm)

- Miêu tả khái quát về con vật đó:

+ Con vật đó thuộc giống gì? (ví dụ: nếu là mèo thì có mèo lông ngắn, mèo mướp, mèo ba tư, mèo xiêm, mèo tai cụp…)

+ Con vật đó là giống cái hay giống đực?

+ Cân nặng, chiều cao, thể tích của con vật đó? Kích thước ấy có gì đặc biệt (to hơn hay nhỏ hơn so với các con vật khác cùng giống loài)?

+ Bộ lông (hoặc lớp da) bên ngoài của con vật đó có màu sắc như thế nào? Khi chạm vào có cảm giác ra sao? Tác dụng của bộ lông đó với cơ thể của con vật? (giữ ấm, chống nắng, chống vi khuẩn, chống ướt…)

- Miêu tả chi tiết về con vật đó: miêu tả theo từng bộ phận của cơ thể:

+ Hình dáng và kích thước của đầu.

+ Hình dáng, màu sắc và khả năng nhìn trong bóng tối của đôi mắt.

+ Hình dáng, trạng thái (cụp, dựng thẳng…) và khả năng nghe của đôi tai.

+ Cái mõm/miệng/mỏ của con vật có hình dáng gì, có sắc nhọn không, có khả năng gặm/cắn tốt không.

+ Phần lưng, bụng của con vật có hình dáng gì? Có đặc điểm nào đặc biệt nổi trội không?

+ Con vật có bao nhiêu cái chân? Chân có móng vuốt hay đệm lót không và tác dụng của chúng là gì?

+ Đuôi của con vật có hình dáng và kích thước như thế nào? Chúng cụp xuống/ xòe ra/ dựng lên… khi có điều gì diễn ra?

- Miêu tả hoạt động của con vật:

+ Con vật thích ăn gì, chơi gì cùng với ai?

+ Con vật dành nhiều thời gian để làm việc gì trong ngày, những thời gian còn lại thì nó làm gì?

+ Con vật có giúp ích gì cho cuộc sống của con người hay không?

C. Kết bài (1,0 điểm)

Tình cảm của em dành cho con vật đó.

- Em có yêu quý con vật đó không?

- Em muốn làm những việc gì cho con vật đó?

 

2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 

3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 

4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…

* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

4,25 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                    Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

 

2

 

 

 

4

0

2,0

Luyện từ và câu

 

1

 

2

 

 

0

3

3,0

Luyện viết bài văn

 

 

 

 

 

1

0

1

5,0

Tổng số câu TN/TL

2

1

2

2

 

1

4

4

8 câu/10đ

Điểm số

1,0

1,0

1,0

2,0

 

5,0

2,0

8,0

10,0

Tổng số điểm

2,0 

20%

3,0

30%

5,0

60%

10,0

100%

10,0

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

TỪ CÂU 1 – CÂU 4

 

4

 

 

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

- Xác định được các chi tiết trong bài.

 

2

 

C1, 2

Kết nối

- Liên hệ kiến thức về từ loại để xác định từ loại trong câu văn.

- Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài học.

 

2

 

C3, 4

CÂU 5 – CÂU 6 – CÂU 7

4

 

 

 

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Nhận diện được thành phần chính của câu.

0,5

 

C6

 

Kết nối

- Xác định được trạng ngữ trong câu.

- Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu.

- Phân tích được công dụng của dấu gạch ngang.

2,5

 

C5, C6, C7

 

B. TẬP LÀM VĂN

Câu 8

1

 

 

 

2. Luyện viết bài văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài).

- Tả được con vật yêu thích.

- Bày tỏ được suy nghĩ, tình cảm đối với con vật.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

 

 

C8

 

Tìm kiếm google: Đề thi Tiếng việt 4 Cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì Tiếng việt 4 Cánh diều, đề kiểm tra giữa kì 2 Tiếng việt 4 Cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net