Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều bài 11: Viết 2 - Luyện tập viết thư hỏi thăm

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 11: Viết 2 - Luyện tập viết thư hỏi thăm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG

BÀI 11: TRÁI TIM YÊU THƯƠNG

VIẾT 2: LUYỆN TẬP VIẾT THƯ THĂM HỎI (VIẾT NỘI DUNG CHÍNH)

(15 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (5 CÂU)

Câu 1: Theo cấu tạo của một bức thư đâu là bước thứ ba?

  1. Thông tin về tình hình bản thân.
  2. Lời chúc.
  3. Lời thăm hỏi.
  4. Lời chào.

Câu 2: Đâu không phải là một bước theo cấu tạo của một bức thư?

  1. Lời tự giới thiệu, lí do viết thư.
  2. Lời chúc.
  3. Lời chào.
  4. Lời than vãn.

Câu 3: Trường hợp nào dưới đây được phép lược bỏ lời giới thiệu?

  1. Người thân (Ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột..).
  2. Những trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn.
  3. Người bạn ở xa nhưng chưa từng gặp.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Trong tình huống người nhận có tin vui, em cần viết nội dung hỏi thăm như thế nào?

  1. Chia vui.
  2. Chia buồn.
  3. Lo lắng.
  4. Hỏi thăm tình hình sức khỏe.

Câu 5: Trong tình huống người nhận có tin buồn, em cần viết nội dung thư như thế nào?

  1. Chia vui.
  2. Chia buồn.
  3. Lo lắng.
  4. Hỏi thăm tình hình sức khỏe.

II. THÔNG HIỂU ( 5 CÂU)

Câu 1: Trong tình huống em muốn gửi thư cho một người bạn quen qua game, em cần giới thiệu gì về bản thân.

  1. Giới thiệu về họ tên, biệt danh (trong game), lí do gửi thư.
  2. Giới thiệu về gia đình.
  3. Giới thiệu về một người bạn khác mà cả hai không quen.
  4. Giới thiệu về anh hàng xóm.

Câu 2: Trong tình huống cần hỏi thăm sức khỏe của đối tượng viết thư, em cần viết nội dung gì?

  1. Chia vui.
  2. Chia buồn.
  3. Lo lắng.
  4. Hỏi thăm tình hình sức khỏe.

Câu 3: Trong tình huống em viết thư cho một người bạn đã lâu không gặp, em cần viết thư với nội dung gì?

  1. Chia buồn.
  2. Chia vui.
  3. Hỏi thăm sức khỏe và bày tỏ mong muốn được gặp lại bạn trong thời gian tới.
  4. Hỏi thăm tình hình gia đình.

Câu 4: Lời hỏi thăm người nhận thư có thể lược bỏ trong trường hợp nào sau đây.

  1. Khi đã quá lâu không gặp.
  2. Khi vừa gặp đối tượng gửi thư nhưng viết thư để chia sẻ niềm vui nhận được học bổng.
  3. Khi bản thân thích.
  4. Cả A và B.

Câu 5: Đâu không phải là nội dung phù hợp với tình huống viết thư cho bạn kể về tình hình hiện tại của bản thân?

  1. Hỏi thăm chú chó nhà bạn.
  2. Lời thăm hỏi và kể về tình hình của bản thân hiện tại.
  3. Lời hỏi thăm sức khỏe cô chú.
  4. Tất cả các đáp án trên.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Nếu em viết thư cho ông nội hỏi thăm tình hình sức khỏe thì đâu là nội dung phù hợp?

  1. Chia vui với ông.
  2. Lời thăm hỏi về tình hình sức khỏe và lời hẹn sẽ về thăm ông.
  3. Lời ước hẹn.
  4. Lời nói đùa.

Câu 2:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2020

Bà nội kính nhớ!

Từ hôm hè đến nay đã ba tháng cháu chưa được gặp bà, cháu nhớ bà thật nhiều. Nội ơi, nội vẫn khỏe đúng không ạ? Hằng ngày, nội vẫn trồng rau và chăm sóc đàn gà đúng không ạ? Mùa này bắt đầu mưa nhiều, dễ trơn trượt, nội nhớ đi cẩn thận kẻo ngã nội nhé.

Trên đây, gia đình cháu vẫn bình thường. Bố mẹ đều đi làm cả ngày. Cháu và bé Na học bán trú. Chiều về, cả nhà quây quần bên mâm cơm gia đình.

Tháng vừa qua, cháu được 5 điểm 10 và 3 điểm 9. Cháu sẽ cố gắng học tốt để đạt học sinh giỏi. Cháu sẽ mang thành tích học tập thật tốt để làm quà tặng nội.

Có thể Tết, bố mẹ dẫn anh em cháu về ăn Tết với nội. Mong sớm gặp nội. Nội nhớ giữ gìn sức khỏe để đón bọn cháu về nội nhé.

Thôi cháu phải đi ngủ để mai đi học nội ạ, cháu chào nội.

Cháu của nội

Tuấn Ngọc

Nội dung của văn bản trên là gì?

  1. Hỏi thăm sức khỏe.
  2. Kể về tình hình hiện tại của bản thân.
  3. Cả A và B.
  4. Chia buồn với nội.

Câu 3: Xem lại văn bản ở câu 2 (Phần III), hãy cho biết trong trường hợp trên có thể lược bỏ lời giới thiệu bản thân hay không. Vì sao?

  1. Có, vì đối tượng viết thư là bà nội
  2. Có, vì đối tượng viết thư là ai cũng có thể lược bỏ.
  3. Không, vì viết cho mọi đối tượng đều phải giới thiệu bản thân
  4. Không, vì không muốn có lời giới thiệu.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2020

Bà ngoại Kính yêu!

Đã hai tháng cháu không về thăm bà, cháu nhớ bà lắm! Bà dạo này có khoẻ không ạ? Vườn hoa của bà có tốt không? Con cún ở nhà chắc lớn lắm bà nhỉ? Gia đình cháu vẫn khoẻ mạnh bình thường. Bố mẹ cháu vừa mới mua xe máy cho anh Hà để đi học. Năm nay cháu học lớp 3D. Từ đầu năm học tới giờ cháu luôn được điểm chín, điểm mười đấy bà ạ. Bà ơi, cháu sắp thi giữa học kỳ một rồi, cháu sẽ cố gắng đạt điểm cao để bà và bố mẹ vui.

Bà ạ! đến giờ cháu phải đi học rồi. Cháu kính chúc bà mạnh khỏe. Cháu hứa sẽ học thật giỏi để được nhiều điểm mười. Tết về biếu bà.

 

Cháu của bà

Hương Giang

Nội dung của văn bản trên là gì?

  1. Lời chia vui.
  2. Lời chia buồn.
  3. Lời hỏi thăm sức khỏe bà và kể cho bà nghe về tình hình hiện tại của mình.
  4. Lời chia sẻ, đồng cảm.

 --------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Tìm kiếm google: Trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều bài 11: Viết 2 - Luyện tập viết thư hỏi thăm

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com