Trắc nghiệm Cánh diều Bài 1 - Viết 3 - Luyện tập viết đoạn văn về nhân vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 1 - Viết 3 - Luyện tập viết đoạn văn về nhân vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: MĂNG NON

BÀI 1: CHÂN DUNG CỦA EM

VIẾT 3: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN VỀ MỘT NHÂN VẬT

(15 CÂU) 

A. TRẮC NGHIỆM 

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU) 

Câu 1: Đoạn văn là gì? 

A. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định.

B. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày nhiều ý nội dung. Câu đầu tiên viết lùi dòng.

C. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng. 

D. Bao gồm một số câu được viết liên tục, có thể xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng.

 

Câu 2: Viết đoạn văn về một nhân vật là như thế nào?

A. Nêu ý kiến của mình về nhân vật đó.

B. Nêu cảm nghĩ về đặc điểm (ngoại hình, tính cách) của nhân vật đó.

C. Nêu cảm xúc của mình đối với nhân vật đó.

D. Nêu suy nghĩ của mình đối với một câu chuyện.

 

Câu 3: Câu mở đoạn thường làm gì?

A. Giới thiệu nhân vật.

B. Nêu khái quát cảm nghĩ về đặc điểm của nhân vật.

C. Cả A và B.

D. Làm rõ những đặc điểm của nhân vật.

 

Câu 4: Các câu nối tiếp câu mở đoạn làm nhiệm vụ gì?

A. Nêu cảm xúc về nhân vật.

B. Giới thiệu đặc điểm tính cách của nhân vật.

C. Nêu cảm nghĩ về đặc điểm ngoại hình của nhân vật.

D. Làm rõ những đặc điểm đã nêu ở câu mở đoạn.

 

Câu 5: Nêu những việc cần làm để viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật?

A. Xác định nhân vật mình muốn viết → Tìm ý → Sắp xếp ý → Viết đoạn văn → Hoàn chỉnh đoạn văn.

B. Tìm ý → Sắp xếp ý → Viết đoạn văn → Giới thiệu nhân vật mình định viết.

C. Xác định nhân vật mình định viết → Tìm ý → Viết đoạn văn → Sắp xếp ý.

D. Giới thiệu nhân vật mình định viết → Tìm ý → Viết đoạn văn → Sắp xếp ý → Hoàn chỉnh đoạn văn.

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU) 

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Trong dân gian của chúng ta, có biết bao nhiêu nhân vật truyền thuyết nổi tiếng đã để lại cho chúng ta nhiều bài học khác nhau. Trong số đó, có lẽ nhân vật mà em yêu thích và đã để lại cho em nhiều ấn tượng đó chính là Sơn Tinh. Sơn Tinh là một vị thần ở núi Tản Viên đã chống chọi mọi cuộc tấn công của Thủy Tinh khi hai người đang cố giành Mị Nương cho mình. Sơn Tinh đại diện cho bên tốt, có lòng vị tha và khoan dung, ngược lại, Thủy Tinh là một người rất xấu xa, đã đang lũ làm ngập lụt, thiệt hại cho nhân dân. Trong câu chuyện, Sơn Tinh đã cố làm mọi cách để không cho Thủy Tinh dâng nước phá hoại làng xóm. Em rất yêu thích nhân vật Sơn Tinh!

Câu 1: Câu chuyện trên viết về nhân vật nào?

A. Mị Nương.

B. Sơn Tinh.

C. Thủy Tinh.

D. Tản Viên.

 

Câu 2: Câu mở đoạn có tác dụng gì?

A. Giới thiệu về nhân vật người viết yêu thích.

B. Mô tả đặc điểm của nhân vật.

C. Giới thiệu đặc điểm ngoại hình của nhân vật.

D. Nêu suy nghĩ về nhân vật.

 

Câu 3: Các câu tiếp theo phát triển những ý nào của câu mở đoạn?

A. Giới thiệu thông tin về nhân vật.

B. Khái quát câu chuyện liên quan đến nhân vật.

C. Cảm nghĩ về nhân vật.

D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 4: Ý nào sau đây không đúng đối với đoạn văn trên?

A. Người viết nêu cảm nghĩ chung về nhân vật.

B. Người viết nêu đặc điểm tính cách của nhân vật.

C. Người viết nêu đặc điểm ngoại hình của nhân vật.

D. Người viết rất ấn tượng với nhân vật này.

 

Câu 5: Người viết có cảm xúc gì với nhân vật mình viết?

A. Ấn tượng.

B. Yêu thích.

C. Cả A và B.

D. Ghét bỏ.

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU) 

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Em được nghe kể truyện Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam. Em rất ấn tượng với nhân vật cô bé Hiên. Hiên là một cô bé nhà nghèo, thiếu thốn đủ đường. Mẹ của em làm nghề mò cua bắt ốc, nên chẳng đủ tiền may áo mới cho em. Vậy nên, dù trời đông rét buốt, em vẫn chỉ mặc có một manh áo tả tơi, hở cả lưng và tay. Tuy vậy, nhờ tình thương, và sự quan tâm ấm áp của chị em Sơn cùng mẹ của Sơn, cuối cùng, Hiên đã có được chiếc áo ấm của mình. Qua nhân vật Hiên, tác giả giúp em cảm nhận được tình ấm áp của con người với nhau trong xã hội. Chỉ cần chúng ta cho đi, yêu thương, đùm bọc, san sẻ cho nhau, thì mùa đông sẽ không còn lạnh lẽo nữa.

Câu 1: Nội dung của đoạn văn là gì?

A. Cảm nghĩ của người viết về nhân vật Hiên trong truyện Gió lạnh đầu mùa.

B. Suy nghĩ của người viết về câu chuyện đã đọc.

C. Kể về sự thiếu thốn và bất hạnh của nhân vật Hiên trong truyện Gió lạnh đầu mùa.

D. Giới thiệu về nhân vật Hiên trong truyện Gió lạnh đầu mùa.

 

Câu 2: Người viết cảm nhận được điều gì qua nhân vật Hiên?

A. Cảm nhận được sự ấm ấp của đốm lửa trong mùa đông.

B. Cảm nhận được cái lạnh của lòng người.

C. Cảm nhận được tình ấm áp của con người với nhau.

D. Cảm nhận được sự lạnh lẽo của mùa đông.

 

Câu 3:Người viết học hỏi được điều gì qua nhân vật Hiên?

A. Biết yêu thương, đùm bọc, san sẻ.

B. Biết quan tâm người khác.

C. Biết yêu thương bản thân mình.

D. Biết hiểu cho người khác.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU) 

Câu 1:Người viết có cảm nghĩ gì về nhân vật trong đoạn văn sau?

Em rất thích nhân vật Cóc trong câu chuyện "Cóc kiện Trời". Nhân vật đã được khắc họa với tính cách dũng cảm, tốt bụng và mưu trí. Khi thấy trần gian hạn hán, Cóc đã không tỏ ra nhụt chí vì sự nhỏ bé của bản thân mà dũng cảm đi lên kiện Trời. Cóc đã tiếp thêm sức mạnh cho các loài vật khác để đi lên cùng mình. Cuối cùng, nhờ có sự dũng cảm của Cóc đã làm Thượng đế phải khuất phục, cho mưa xuống. Em rất khâm phục Cóc.

A. Ghét bỏ.

B. Coi thường.

C. Thương mến.

D. Khâm phục.

Câu 2: Đoạn văn sau nêu cảm nhận về đặc điểm nào của nhân vật?

          Trong câu chuyện Tấm Cám, nhân vật mà em không thích nhất là nhân vật dì ghẻ. Dì ghẻ là mẹ của Cám. Bà ấy là một người vô cùng độc ác. Bà luôn bắt nạt Tấm, thiên vị Cám. Khi Tấm lấy được vua, bà hết lần này đến lần khác xúi giục Cám hại Tấm để cướp ngôi hoàng hậu. Với sự độc ác của mình, cuối cùng, bà cũng bị quả báo. Nhân vật dì ghẻ thể hiện rất rõ ý của câu thành ngữ “Ở hiền, gặp lành”.

A. Ngoại hình.

B. Tính cách.

C. Cách ứng xử.

D. Thái độ.

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều Bài 1 - Viết 3 - Luyện tập viết đoạn văn về nhân vật

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net