Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều bài 12: Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ Dũng cảm

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 12: Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ Dũng cảm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG

BÀI 12: NHỮNG NGƯỜI DŨNG CẢM

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ DŨNG CẢM

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Từ nào dưới đây có nghĩa giống với dũng cảm?

  1. Gan dạ.
  2. Nhút nhát.
  3. Lười biếng.
  4. Chăm ngoan.

Câu 2: Từ ngữ nào dưới đây có nghĩa trái ngược với dũng cảm?

  1. Nhút nhát.
  2. Quả cảm.
  3. Can đản.
  4. Gan góc.

Câu 3: Những từ ngữ nào có nghĩa giống với từ dũng cảm?

  1. Hèn nhát, nhát gan, nhút nhát.
  2. Can trường, anh dũng, quả cảm.
  3. Lười biếng, chăm chỉ, thẳng thắn.
  4. Ương bướng, liều lĩnh, hèn nhát.

 Câu 4: Những từ ngữ nào trái nghĩa với dũng cảm?

  1. Gan dạ, can trường, gan góc.
  2. Quả cảm, anh dũng, anh hùng.
  3. Hèn, hèn nhát, nhút nhát.
  4. Gan góc, quả cảm, gạn dạ.

Câu 5: Thêm từ dũng cảm vào vị trí nào để thích hợp với từ ngữ nhận khuyết điểm?

  1. Đằng trước “Dũng cảm nhận khuyết điểm”
  2. Đằng sau “Nhận khuyết điểm dũng cảm”
  3. Ở giữa “Nhận dũng cảm khuyết điểm”
  4. Thích hợp đứng ở mọi vị trí.

Câu 6: Thành ngữ nào sau đây có nghĩa “Gan dạ, kiên cường, không nao núng trước khó khăn, nguy hiểm”?

  1. Đông chết se, hè chết lụt.
  2. Học một biết mười.
  3. Gan vàng dạ sắt.
  4. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Câu 7: Thành ngữ nào sau đây có nghĩa “Có nghĩ, có cách làm sáng tạo, mạnh dạn”

  1. Dám ăn dám nói.
  2. Dám nghĩ dám làm.
  3. To gan lớn mật.
  4. Ăn vóc học hay.

Câu 8: Thành ngữ To gan lớn mật có nghĩa là gì?

  1. Mạnh bạo có phần ương bướng, liều lĩnh.
  2. Gan dạ, kiên cường, không nao núng trước khó khăn, nguy hiểm.
  3. Nói năng bạo dạn, thẳng thắn không kiêng nể.
  4. Có cách nghĩ, cách làm sáng tạo, mạnh dạn.

Câu 9: Trong câu “Cháu quả là người gác rừng dũng cảm” từ “dũng cảm” thuộc loại từ gì?

  1. Danh từ.
  2. Động từ.
  3. Tính từ.
  4. Thán từ.

Câu 10: Trong câu “Dũng cảm là dám nhận lỗi lầm của mình” từ “Dũng cảm” là thành phần nào của câu?

  1. Chủ ngữ.
  2. Vị ngữ.
  3. Bổ ngữ.
  4. Tân ngữ.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Câu nào dưới đây nói lên lòng dũng cảm hi sinh bảo vệ tổ quốc.

  1. Ga-li-lê dũng cảm viết sách theo quan điểm của Cô-péc-ních để khẳng định chân lí khoa học.
  2. Anh hùng Phan Đình Giót đã dũng cảm lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
  3. “Chú lính nhỏ” đã dũng cảm nhận lỗi.
  4. Trương Xuân Thức đã dũng cảm ghì chặt chiếc cần hãm khẩn cấp.

Câu 2: Câu nào dưới đây phù hợp với từ “quả cảm”?

  1. Anh có một trái tim quả cảm, ông Sandin.
  2. Sự quả cảm đáng được kính trọng.
  3. Những người lính phá bom họ đều quả cảm, tận và can đảm.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Cầu nào sau đây đối lập với dũng cảm?

  1. Anh ta thật là nhút nhát khi không dám cưỡi lên lưng ngựa.
  2. Người dũng cảm là người có bản lĩnh, ý chí, dám nghĩ dám làm bảo vệ cái thiện.
  3. Dũng cảm là một phẩm chất quan trọng mà mỗi người cần có.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Thành ngữ nào dưới đây nói về lòng dũng cảm?

  1. Ba chìm bảy nổi.
  2. Cày sâu quốc bẫm.
  3. Gan vàng dạ sắt.
  4. Chân lấm tay bùn.

Câu 5: Thành ngữ, tục ngữ nào sau đây không nói về lòng dũng cảm?

  1. Gan vàng dạ sắt.
  2. Vào sinh ra tử.
  3. Nhường cơm sẻ áo.
  4. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Đâu là ý nghĩa của dũng cảm?

  1. Dũng cảm là dám vượt qua chính mình, vượt qua những nỗi sợ hãi để hoàn thiện bản thân.
  2. Dũng cảm là dám đương đầu với những khó khăn thử thách hướng tới việc tốt.
  3. Dũng cảm làm con người hoàn thiện ngày càng tốt hơn.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Dòng nào dưới đây đúng?

  1. Vy là một cô gái chăm học nhất lớp, cô ấy thật là gan vàng dạ sắt.
  2. Anh Nguyễn Văn Trỗ là một con người gan vàng dạ sắt.
  3. Cụ đã cao tuổi rồi mà không dùng gậy cụ thật là quả cảm.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Thái độ của mọi người đối với người có lòng dũng cảm như thế nào?

  1. Tôn trọng.
  2. Quý mến.
  3. Cả A và B đều đúng.
  4. Cả A và B đều sai.
  1. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Nhân vật nào dưới đây đã cứu sống cháu bé ba tuổi rơi từ tầng 12 chung cư 60B Nguyễn Huy Tưởng (Q. Thanh Xuân, Hà Nội)?

  1. Nguyễn Văn Mạnh.
  2. Nguyễn Ngọc Mạnh.
  3. Đặng Nguyên Thuận.
  4. Nguyễn Quyền.

 --------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều bài 12: Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ Dũng cảm

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net