Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều bài 14: Luyện từ và câu - Trạng ngữ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 14: Luyện từ và câu - Trạng ngữ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: ĐẤT NƯỚC

BÀI 14: BÀI CA GIỮ NƯỚC.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TRẠNG NGỮ

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU).

Câu 1: Trạng ngữ là thành phần nào của câu?

  1. Là thành phần phụ của câu.
  2. Là thành phần chính của câu.
  3. Là thành phần chính đảm nhiệm vai trò chính trong câu.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Trạng ngữ bổ sung những thông tin gì cho câu?

  1. Thời gian diễn ra sự việc và địa điểm diễn ra sự việc.
  2. Nguyên nhân diễn ra sự việc.
  3. Mục đích của hoạt động và phương tiện thực hiện hoạt động.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Thời gian diễn ra sự việc thường trả lời cho câu hỏi gì?

  1. Ở đâu?
  2. Vì sao?
  3. Khi nào?
  4. Bằng gì?

Câu 4: Địa điểm diễn ra sự việc thường trả lời cho câu hỏi gì?

  1. Ở đâu?
  2. Vì sao?
  3. Để làm gì?
  4. Bằng gì?

Câu 5: Nguyên nhân của sự việc thường trả lời cho câu hỏi gì?

  1. Ở đâu?
  2. Vì sao?
  3. Để làm gì?
  4. Bằng gì?

Câu 6: Mục đích của hoạt động thường trả lời cho câu hỏi gì?

  1. Ở đâu?
  2. Vì sao?
  3. Để làm gì?
  4. Bằng gì?

Câu 7: Phương tiên thực hiện hoạt động thường trả lời cho câu hỏi gì?

  1. Ở đâu?
  2. Vì sao?
  3. Để làm gì?
  4. Bằng gì?

Câu 8: Giữa trạng ngữ với chú ngữ và vị ngữ thường có dấu gì khi viết câu?

  1. Dấu gạch ngang.
  2. Dấu hai chấm.
  3. Dấu phẩy.
  4. Dấu chấm phẩy.

Câu 9: Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào?

  1. Theo các nội dung mà chúng biểu thị.
  2. Theo mục đích nói.
  3. Theo cấu tạo câu.
  4. Theo mục đích giao tiếp.

Câu 10: Trạng ngữ thường đứng ở vị trí nào trong câu?

  1. Chỉ đứng ở đâu câu.
  2. Chỉ đứng giữa câu.
  3. Chỉ đứng cuối câu.
  4. Đứng đầu câu nhưng cũng có thể đứng ở giữa hoặc ở cuối mỗi một câu.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Dòng nào dưới đây có sử dụng trạng ngữ chỉ thời gian?

  1. Vào ngày 28.1.2023, chúng tôi có một chuyến đi du xuân trên Sa Pa.
  2. Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật độc đáo Nguyễn Quang Sáng đã miêu tả tâm lí nhân vật Phương Định trong một lần phá hấp dẫn và sinh động.
  3. Bằng ngòi bút hiện thực sâu sắc Nam Cao đã cho ra đời hàng loạt tác phẩm.
  4. Vì bị ốm nên hôm nay An đã nghỉ học.

Câu 2: Trạng ngữ trong câu sau biểu thị thông tin gì?

Để có một kết quả học tập tốt, em nào cũng phải cố gắng hết mình trong kì thi sắp tới.

  1. Nguyên nhân của sự việc.
  2. Mục đích của hành động .
  3. Địa điểm diễn ra sự việc.
  4. Phương tiện diễn ra sự việc.

Câu 3: Trạng ngữ trong câu sau biểu thị thông tin gì?

Trên dòng sông mênh mông, những chiếc xuồng với lá cờ mỗi lúc mỗi gần nhau, đổ về bến chợ.

Nguyễn Quang Sáng.

  1. Chỉ địa điểm diễn ra sự việc.
  2. Chỉ thời gian diễn ra sự việc.
  3. Chỉ phương tiện hoạt động.
  4. Chỉ nguyên nhân của sự việc.

Câu 4: Hãy chỉ ra trạng ngữ trong câu sau đây?

Chiều hôm ấy, người từ các nơi đổ về đứng chật cả sân chợ.

Nguyễn Quang Sáng

  1. Người.
  2. Từ các nơi đổi về đứng chật cả sân chợ.
  3. Chiều hôm ấy.
  4. Đứng chật cả sân chợ.

Câu 5: Dòng nào dưới đây xuất hiện trạng ngữ chỉ nguyên nhân?

  1. Trời mưa xối xả, cái tổ chim bị ướt hết.
  2. Để có một mùa bội thu, làng D đã tích cực chăm bón cho cây.
  3. Vào ngày 7/5/1954, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là một mốc son chói lọi của dân tộc Việt Nam.
  4. Bằng sự say mê sáng tạo, Niu-tơn đã có nhiều cống hiến vĩ đại cho thế giới.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải nội dung biểu thị của trạng ngữ biểu thị?

  1. Thời gian diễn ra sự việc.
  2. Chủ thể thực hiện hành động.
  3. Nguyên nhân của sự việc.
  4. Mục đích của sự việc.

Câu 2: Trạng ngữ trong câu “Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay thóc” thuộc loại trạng ngữ nào?

  1. Trạng ngữ chỉ thời gian.
  2. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân sự việc.
  3. Trạng ngữ chỉ mục đích sự việc.
  4. Trạng ngữ chỉ địa điểm sự việc

Câu 3: Đâu là trạng ngữ trong câu “Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào”. (Nam Cao)?

  1. Dần đi.
  2. Đầu nó còn để hai trái đào.
  3. Khi ấy.
  4. Đi từ năm chửa mười hai.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Năm ngoái, nhà em có nuôi một con gà trống. Đến nay, chú gà trống của em ra dáng một chú gà trống choai. Nhìn bề ngoài của chúng với dáng vẻ mập mạp, rắn rỏi, bộ long nhiều màu sắc đầy sức hấp dẫn. Chú gà trống tinh nghịch của em luôn làm ra vẻ mình là người khỏe nhất. Để tìm giun và các loại côn trùng, chú dùng cái mỏ sắc nhọn, đôi mắt như hai hòn ngọc đưa đi đưa lại, long lanh đến khôn ngờ. Sáng sớm, chú bay lên ngọn cây, vỗ cánh gáy đánh thức mọi người dậy rồi nhảy xuống đất kiếm thức ăn. Cả nhà em ai cũng quý chú. Em luôn chăm sóc chú thật tốt để chú mau lớn.

Câu 1: Đâu là những trạng ngữ chỉ thời gian trong đoạn văn trên?

  1. Năm ngoái, đến nay, sáng sớm.
  2. Chú gà, run, côn trùng.
  3. Gà chống choai, mỏ sắc nhọn, vỗ cánh bay.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 --------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Tìm kiếm google: Trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều bài 14: Luyện từ và câu - Trạng ngữ

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com