Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều bài 12: Đọc 4 - Người lính dũng cảm

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 12: Đọc 4 - Người lính dũng cảm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG

BÀI 12: NHỮNG NGƯỜI DŨNG CẢM

ĐỌC 4: NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài đọc Người lính dũng cảm tác giả là ai?

  1. Phạm Tiến Duật.
  2. Lê Minh.
  3. Đặng Ái.
  4. Nguyễn Thị Mai.

Câu 2: Trong bài Người lính dũng cảm máy bay địch là con gì?

  1. Chim.
  2. Quạ.
  3. Chuồn chuồn.
  4. Ong.

Câu 3: Chú lính bé nhất có thái độ như thế nào khi thủ lĩnh ra lệnh?

  1. Tự tin.
  2. Ngập ngừng.
  3. Bực tức.
  4. Khó chịu.

 Câu 4: Chú bé đã có hành động như thế nào vượt qua hàng rào bằng cách nào?

  1. Chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào.
  2. Leo lên hàng rào.
  3. Nhảy lên hàng rào.
  4. Phá rào rồi qua.

Câu 5: “Viên tướng” và “những người lính” trong bài Người lính dũng cảm là những ai?

  1. Là những người lính chiến đâu trên chiến trường.
  2. Là những người hàng xóm.
  3. Là những cậu học sinh đóng giả làm những người lính.
  4. Là những cô gái thanh niên xung phong.

Câu 6: Chú lính nhỏ có thái độ như thế nào khi thầy giáo hỏi?

  1. Thản nhiên.
  2. Lo lắng.
  3. Run lên.
  4. Buồn bã.

Câu 7: Chi tiết nào miêu tả thái độ của thầy giáo khi các bạn không nhận lỗi?

  1. Nghiêm nghị.
  2. Lắc đầu buồn bã.
  3. Khoanh tay đứng nhìn.
  4. Đánh mắng học sinh.

Câu 8: “Chú lính nhỏ” và “Viên tướng” có hành động khác nhau như thế nào khi các bạn ra về?

  1. Chạy về theo các bạn.
  2. Rủ “Viên tướng” đi sửa lại hàng rào và vườn hoa.
  3. Rủ đồng đội đi chơi.
  4. Trêu đùa các bạn trong lớp.

Câu 9: Hành động khoát tay của “Viên tướng” thể hiện anh là một người như thế nào?

  1. Là một người dũng cảm.
  2. Là một người chỉ huy giỏi.
  3. Là một người dám chịu trách nhiệm với những gì mình gây ra.
  4. Là một người không dám nhận những lỗi lầm mình gây ra.

Câu 10: Những “Đồng đội” có hành động gì khi thấy chú lính nhỏ quả quyết bước về phía vườn trường?

  1. Mặc kệ và trở về nhà.
  2. Cười cợt hành động của chú lính nhỏ.
  3. Cả đội bước theo.
  4. Đến nhận lỗi với thầy chủ nhiệm.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Vì sao “viên tướng” không đồng ý chui qua lỗ hổng dưới chân rào?

  1. Vì “viên tướng” cho rằng những thằng chui là những thằng hèn.
  2. Vì “đồng đội” toàn những người to béo không thể chui qua.
  3. Vì thế hiện sự oai phong của mình.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Vì sao tác giả gọi “chú lính nhỏ” là người chỉ huy dũng cảm?

  1. Vì “chú lính nhỏ” đã nhận lỗi khi thầy giáo hỏi.
  2. Vì “chú lính nhỏ” đã quyết định đi sửa lại hàng rào và vườn hoa để sửa chữa lỗi lầm của mình.
  3. Vì “chú lính nhỏ” tuy còn nhỏ nhưng đã làm nhiệm vụ trên chiến trường.
  4. Vì “chú lính nhỏ” được bạn bè mến mộ.

Câu 3: Vì “chú lính nhỏ” không nhận lỗi khi thầy giáo hỏi?

  1. Vì sợ bị phạt.
  2. Vì sợ các bạn chê cười.
  3. Vì bị một cú véo nhắc chú ngồi yên.
  4. Vì sợ đồng đội sẽ không chơi với mình nữa.

Câu 4: Em có nhận xét gì về lời nói “Nhưng như vậy là hèn” của “chú lính nhỏ”?

  1. Rất dũng cảm, dám làm và dám đối diện với hậu quả mình gây ra.
  2. Muốn mắng chửi “viên tướng” vì hành động nhảy qua rào của “viên tướng”.
  3. Thái độ với “viên tướng” vì đã làm mình bị phạt.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Em có cảm nhận gì về hành động của “đồng đội” khi “chú lính nhỏ” quyết bước về phía vườn trường?

  1. Là hành động bước theo để trêu đùa “chú lính nhỏ”
  2. Là hành động dũng cảm bước theo “chú lính nhỏ” để sữa chữa lỗi lầm của mình gây ra.
  3. Bước nhanh theo chú lính nhỏ để tiếp tục thực hiện nhiệm vũ diệt máy bay địch.
  4. Là hành động nhút nhát, sợ “chú lính nhỏ” nói với thầy giáo về lỗi lầm của mình.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Bài học rút ra từ bài Người lính dũng cảm?

  1. Người dám nhận lỗi là người dũng cảm.
  2. Không bao giờ nhận lỗi sai về mình.
  3. Bao dung, vị tha với tất cả mọi người.
  4. Yêu thương và bảo vệ các loài động vật.

Câu 2: Dòng nào dưới đây nhận xét không đúng về “chú lính nhỏ”?

  1. Là một người nhỏ bé nhất trong đội.
  2. Là một người dũng cảm.
  3. Là một người hèn nhát, không có trách nhiệm.
  4. Là một người có biết sửa chữa lỗi lầm.

Câu 3: Tìm động từ trong câu sau:

Viên tướng khoát tay.

  1. Viên tướng.
  2. Khoát.
  3. Tay.
  4. Tất cả các đáp án trên.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Bài học nào dưới đây nói về người dám nhận lỗi là người dũng cảm.

  1. Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
  2. Con sóng lan xa.
  3. Người lính dũng cảm.
  4. Sự thật là thước đo chân lí.

 --------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều bài 12: Đọc 4 - Người lính dũng cảm

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net