CHỦ ĐỀ: MĂNG NON
BÀI 2: CHĂM HỌC, CHĂM LÀM
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ DANH TỪ
(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Danh từ là gì?
- Là những hư từ.
- Là những từ chỉ sự vật: con người, sự vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm…
- Là những từ chỉ hành động của con người, sự vật.
- Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của con người, sự vật.
Câu 2: Đâu là danh từ trong câu văn sau?
Buổi sáng, gà hàng xóm te te gáy.
- Buổi sáng.
- Gà.
- Hàng xóm.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Câu văn sau có mấy danh từ?
Ông Mặt Trời đủng đỉnh đạp xe qua đỉnh núi.
- 6 danh từ.
- 5 danh từ.
- 4 danh từ.
- 3 danh từ.
Câu 4: Từ nào dưới đây là danh từ?
- Bao la.
- Thời gian.
- Bát ngát.
- Rối rít.
Câu 5: Những từ “sóng thần, mưa đá, hạn hán” là danh từ chỉ gì?
- Danh từ chỉ vật.
- Danh từ chỉ người.
- Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên.
- Danh từ chỉ thời gian.
Câu 6: Từ nào dưới đây là danh từ chỉ thời gian?
- Sáng sớm.
- Đồng bào.
- Bão lũ.
- Hạn hán.
Câu 7: Từ nào dưới đây là danh từ riêng chỉ tên danh nhân nổi tiếng?
- Cửu Long.
- Trung Bộ.
- Quảng Ninh.
- Nguyễn Trãi.
Câu 8: Từ nào dưới đây là danh từ riêng chỉ tên một thành phố của Việt Nam?
- Quảng Bình.
- Cà Mau.
- Cần Thơ.
- Hà Giang.
Câu 9: Điền từ vào chỗ trống: Các danh từ riêng phải được …………. các chữ cái đầu tiên.
- Viết thường
- Viết hoa
- Xen kẽ viết hoa và viết thường
- Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 10: Đoạn dưới đây có bao nhiêu danh từ riêng?
Nguyễn Hiền quê ở thôn Dương A, nay thuộc xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ông nổi tiếng là thần đồng. Dưới thời vua Trần Thái Tông, ông đỗ trạng nguyên khi mới 12 tuổi.
- 4 từ.
- 5 từ.
- 6 từ.
- 7 từ.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các danh từ?
- Sáng sủa, tươi vui.
- Bình yên, trong sáng.
- Học hành, bờ lau.
- Bãi sậy, đậm đặc.
Câu 2: Trong câu sau, từ gạch chân nào là danh từ chỉ người, từ gạch chân nào là danh từ chỉ vật?
Mẹ bảo tôi lấy những chiếc bánh mì chia cho những người lang thang ngoài đường.
- “Mẹ” là danh từ chỉ người; “bánh mì”, “người”, “đường” là danh từ chỉ vật.
- “Mẹ”, “người” là danh từ chỉ người; “bánh mì”, “đường” là danh từ chỉ vật.
- “Mẹ”, “bánh mì” là danh từ chỉ người; “người”, “đường” là danh từ chỉ vật.
- “Mẹ”, “đường” là danh từ chỉ vật; “bánh mì”, “người” là danh từ chỉ người.
Câu 3: Chọn danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên thích hợp điền vào câu sau?
… đen kéo đến là dấu hiệu của trời sắp mưa to.
- Gió.
- Quạ.
- Chớp.
- Mây.
Câu 4: Đâu là các danh từ chỉ vật thuộc trường từ vựng thể thao?
- Cây vợt, quả bóng, vận động viên.
- Bút, thước kẻ, quyển vở.
- Thầy giáo, học sinh, trường học.
- Mưa, nắng, gió.
Câu 5: Từ nào dưới đây là danh từ chỉ vật?
- Vải thiều.
- Sáng sớm.
- Chiều tối.
- Lông bông.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Danh từ nào dưới đây không phải danh từ chỉ thời gian?
- Biển cả.
- Tuần.
- Ban đêm.
- Buổi sáng.
Câu 2: Từ nào dưới đây vừa là danh từ chung vừa là danh từ riêng chỉ tên tỉnh, thành phố?
- Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
- Hồ Hoàn Kiếm.
- Hòa bình.
- Tinh thần.
Câu 3: Danh từ nào dưới đây không phải danh từ riêng chỉ tên tỉnh, thành phố?
- Lâm Đồng.
- Hải Phòng.
- Ninh Bình.
- Cát Bà.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Dòng nào dưới đây là đúng?
- Công viên Đầm Sen thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
- Huyện Kim Bôi thuộc tỉnh Cao Bằng.
- Khu du lịch Bà Nà thuộc thành phố Đà Nẵng.
- Quần thể danh thắng Tràng An thuộc tỉnh Quảng Ninh.
--------------- Còn tiếp ---------------