CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG
BÀI 11: TRÁI TIM YÊU THƯƠNG
VIẾT 1: LUYỆN TẬP VIẾT THƯ THĂM HỎI (MỞ ĐẦU VÀ KẾT THÚC BỨC THƯ)
(15 CÂU)
A.TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (5 CÂU)
Câu 1: Cấu tạo của một bức thư gồm có mấy phần?
- 2.
- 3.
- 4.
- 5.
Câu 2: Sắp xếp nào dưới đây đúng với câu tạo của một bức thư?
- Địa điểm, thời gian viết thư; lời chào, lời thăm hỏi, thông tin về tình hình bản thân
- Lời chào, lời tự giới thiệu, lời thăm hỏi, lời chúc, chữ kí và người gửi thư
- Địa điểm, thời gian viết thư; lời chào; lời hỏi thăm, Thông tin tình hình bản thân, lời chúc.
- Địa điểm, thời gian viết thư; lời chào; lời tự giới thiệu (nếu cần), lí do viết thư; lời hỏi thăm; thông tin về tình hình bản thân; lời chúc; chữ kí và tên người gửi thư.
Câu 3: Cách xưng hô trong thư từ?
- Xưng hô vai vế phù hợp với đối tượng viết thư.
- Xưng hô bề trên với tất cả các đối tượng viết thư.
- Xưng hô là “tôi” với tất cả đối tượng viết thư.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Dòng nào dưới đây thể hiện mục đích của người viết thư?
- Người đó có chuyện vui (buồn).
- Người đó viết thư cho em trước.
- Đã lâu không gặp người đó.
- Tất cả các ý kiến trên.
Câu 5: Nếu lược bỏ đi các phần Lời chào; lý do viết thư; lời hỏi thăm; tình hình hiện tại của người viết, lời chúc thì còn đảm bảo cấu trúc của bức thư nữa hay không?
- Có, những phần trên không quan trọng nên không nhất thiết phải cho vào
- Có, phần quan trọng là trình bày thái độ cảm xúc với đối tượng được viết thư.
- Không, lược bỏ đi những phần trên khiến cấu trúc không đảm bảo ngoài ra còn khiến cho bức thư khô khan, không bày tỏ được cảm xúc của người viết, dễ nhầm lẫn với các dạng văn bản khác.
- Không, việc lược bỏ đi khiến hình thức không đẹp
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.
Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2021
Ông nội kính mến của cháu!
Đầu thư, cháu xin được gửi lời hỏi thăm sức khỏe đến ông bà và cô chú. Tết đã sắp đến rồi. Nhưng năm nay, do bố mẹ phải đi công tác nên cả gia đình cháu không thể về thăm ông bà được. Cháu cảm thấy rất buồn. Không biết ở quê lúc này, ông bà đã chuẩn bị xong hết chưa ạ? Cháu vẫn còn nhớ những món ăn ngày tết do bà nấu. Cũng như những lúc cùng ông đánh cờ, xem hài… Thật vui biết mấy. Năm nay cháu không về, ông bà đừng buồn nhé. Bố mẹ đã hứa qua Tết sẽ đưa cháu về thăm ông bà. Đến lúc đó, ông cháu mình lại cùng nhau đánh cờ nhé ạ? Cháu nhất định sẽ thắng ông!
Cháu nội của ông
Minh Hoàng
Câu 1: Trong văn bản trên bạn nhỏ viết thư gửi đến ai?
- Ông.
- Bà.
- Bố.
- Mẹ.
Câu 2: Lời đầu thư câu bé đã gửi lời gì đến ông bà và cô chú?
- Lời đòi quà từ ông bà và cô chú.
- Lời hỏi thăm về chú Robot mà cậu để quên ở nhà ông bà.
- Lời hỏi thăm sức khỏe.
- Lời hỏi thăm đến con mèo nhà ông bà.
Câu 3: Hoàng cảm thấy như thế nào khi đã lâu không về thăm ông bà?
- Vui vì không phải đi thăm ông bà.
- Cảm thấy buồn và nhớ về những ngày tháng khi được về thăm ông bà.
- Cảm thấy bình thường vì không thăm lần này thì thăm lần khác.
- Cảm thấy vui vì có thời gian chơi game.
Câu 4: Câu kết cậu bé đã hẹn ông làm việc gì?
- Cùng ông đánh cờ.
- Lời nói cho vui .
- Lời nói cho ông bà vui.
- Lời đe dọa.
Câu 5: Trong văn bản trên người cháu dành tình cảm gì cho ông?
- Vô tâm và thờ ơ.
- Yêu mến và kính trọng.
- Quan tâm, hỏi thăm đến sức khỏe ông bà và cô chú.
- Đáp án B và C.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.
Hà Nội, ngày 2 tháng 3 năm 2019
Mẹ yêu dấu của con!
Vậy là mẹ đã đi công tác được một tháng rồi. Công việc của mẹ đã giải quyết xong hết chưa ạ? Bố, con và em đều rất nhớ mẹ. Ở nhà, con và em Tuấn đã biết giúp bố làm rất nhiều công việc: quét nhà, rửa bát, phơi quần áo… Mẹ thấy hai chị em con có giỏi không ạ? Hôm trước, bố đi họp phụ huynh cho con. Lúc về, bố bảo rằng cô giáo đã khen con viết chữ rất đẹp đó ạ.
Mẹ cố gắng làm xong công việc nhanh để sớm về nhà nhé. Con yêu mẹ nhiều lắm!
Con gái của mẹ
Hà Lan
Câu 1: Nội dung của văn bản trên là gì?
- Cảm xúc của người con khi mẹ đi công tác lâu ngày.
- Cảm xúc của người bố khi phải chăm hai chị em khi mẹ vắng nhà.
- Cảm xúc của người em khi mẹ đi công tác.
- Kể về mẹ của Hà Lan.
Câu 2: Người viết bức thư trên là người như thế nào?
- Đanh đá.
- Lười biếng.
- Chăm ngoan.
- Keo kiệt.
Câu 3: Qua bức thư trên em thấy tình cảm của người con dành cho mẹ như thế nào?
- Nhớ mong, yêu mến và kính trọng.
- Lo lắng.
- Cả A và B.
- Vô tâm thờ ơ.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2021
Ông nội kính mến của cháu!
Đầu thư, cháu xin được gửi lời hỏi thăm sức khỏe đến ông bà và cô chú. Tết đã sắp đến rồi. Nhưng năm nay, do bố mẹ phải đi công tác nên cả gia đình cháu không thể về thăm ông bà được. Cháu cảm thấy rất buồn. Không biết ở quê lúc này, ông bà đã chuẩn bị xong hết chưa ạ? Cháu vẫn còn nhớ những món ăn ngày tết do bà nấu. Cũng như những lúc cùng ông đánh cờ, xem hài… Thật vui biết mấy. Năm nay cháu không về, ông bà đừng buồn nhé. Bố mẹ đã hứa qua Tết sẽ đưa cháu về thăm ông bà. Đến lúc đó, ông cháu mình lại cùng nhau đánh cờ nhé ạ? Cháu nhất định sẽ thắng ông!
Cháu nội của ông
Minh Hoàng
Câu 1: Cuối thư Hoàng có hẹn ông đánh cờ, lời hẹn đó còn ẩn chứa điều gì?
- Lời hứa sẽ về thăm ông bà và đánh cờ cùng ông.
- Lời nói đùa.
- Lời nói làm ông bà vui.
- Tất cả các ý kiến trên.
--------------- Còn tiếp ---------------