CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG
BÀI 9: TÀI SẢN VÔ GIÁ
ĐỌC 4: BUỔI SÁNG ĐI HỌC
(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Bài thơ Buổi sáng đi học do ai sáng tác?
- Bích Ngọc.
- Tố Hữu.
- Trần Quốc Toàn.
- Xuân Quỳnh.
Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
- Thơ lục bát.
- Thơ năm chữ.
- Thơ bốn chữ.
- Thơ tự do.
Câu 3: Bài thơ Buổi sáng đi học có mấy khổ thơ?
- 3 khổ.
- 4 khổ.
- 5 khổ.
- 6 khổ.
Câu 4: Mỗi sáng, bạn nhỏ làm những gì để chuẩn bị đến trường?
- Đánh răng, bím tóc.
- Ăn sáng, soạn sách.
- Chải đầu, ăn sáng.
- Rửa mặt, thay quần áo.
Câu 5: Bạn nhỏ thấy con đường đến trường của mình như thế nào?
- Đường khó đi.
- Đường quen lối thuộc.
- Đường ngập nước.
- Đường toàn ổ gà.
Câu 6: Từ tinh sương trong bài có nghĩa gì?
- Long lanh.
- Rất muộn.
- Rất sớm.
- Lấp lánh.
Câu 7: Bạn nhỏ xuất phát từ lúc nào?
- Tinh sương.
- Mặt trời lên cao.
- Gà gáy.
- Nửa đêm.
Câu 8: Đích cuộc đua “ma ra tông” mỗi sáng của bạn nhỏ nằm ở đâu?
- Lớp học.
- Cổng trường.
- Sân trường.
- Ngã tư.
Câu 9: Buổi chào cờ được miêu tả như thế nào?
- Cả trường đều đứng nghiêm.
- Cả trường đều mặc đúng đồng phục.
- Cả trường cùng hòa giọng hát quốc ca.
- Cả trường đều vui vẻ.
Câu 10: Khi cô giáo kiểm tra bài cũ thì cả lớp như thế nào?
- Cả lớp đều ngồi im.
- Cả lớp đều chưa thuộc bài.
- Cả lớp đều hăng hái.
- Cả lớp cùng giơ tay.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Câu thơ “Đèn xanh mấy ngã tư / Dõi nhìn theo từng bước.” được hiểu như thế nào?
- Đèn xanh thì bạn nhỏ mới được sang đường.
- Bạn nhỏ phải đợi đèn xanh rất lâu.
- Bạn nhỏ phải chú ý đèn xanh để qua ngã tư.
- Bạn nhỏ không sang đường được vì đèn không chuyển sang xanh.
Câu 2: Vì sao bạn nhỏ ngày càng thêm yêu bản thân?
- Vì bạn nhỏ cảm thấy tự tin về bản thân.
- Vì bạn nhỏ thấy mình xinh đẹp, sạch sẽ.
- Vì bạn nhỏ thấy yêu đời.
- Vì bạn nhỏ được các bạn khen xinh.
Câu 3: Nội dung của bài thơ là gì?
- Ca ngợi sự chăm chỉ đến trường của bạn nhỏ.
- Kể về quá trình dậy sớm đi học của bạn nhỏ.
- Thể hiện niềm vui khi đến trường mỗi sáng của bạn nhỏ.
- Cuộc thi chạy ma ra tông mỗi sáng của bạn nhỏ.
Câu 4: Bài thơ được đọc với giọng thế nào?
- A. Nhẹ nhàng, trầm lắng.
- B. Tình cảm, tha thiết.
- C. Vui tươi, hồn nhiên.
- Hào hứng, dồn dập.
Câu 5: Em hiểu câu thơ “Ma ra tông” mỗi sáng như thế nào?
- Bạn nhỏ tung tăng đến trường.
- Bạn nhỏ chạy ma ra tông mỗi sáng.
- Sáng nào bạn nhỏ cũng có cuộc thi chạy.
- Bạn nhỏ phải tập thể dục mỗi sáng.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua bài thơ?
- Mỗi ngày đến trường là một niềm vui.
- Đi học rất vất vả.
- Đến trường như một cuộc chạy đua.
- Phải biết trân trọng những gì mình đang có.
Câu 2: Em cảm thấy bạn nhỏ trong bài thơ là người như thế nào?
- Thích thú khi được đến trường.
- Biết yêu thương, chăm sóc bản thân mình.
- Hồn nhiên, yêu đời.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Tìm động từ trong câu Miệng hát và chân sải?
- Miệng.
- Hát.
- Sải.
- Cả B và C.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Bài thơ nào dưới đây cũng nói về niềm vui đến trường vào buổi sáng của các bạn nhỏ?
- Tuổi ngựa của Xuân Quỳnh.
- Điều kì diệu của Huỳnh Mai Liên.
- Gặt chữ trên non của Bích Ngọc.
- Cả A và C.
--------------- Còn tiếp ---------------