Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều bài 13: Viết 2 - Luyện tập tả con vật (mở bài)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 13: Viết 2 - Luyện tập tả con vật (mở bài). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: ĐẤT NƯỚC

BÀI 13: NIỀM VUI LAO ĐỘNG

VIẾT 2: LUYỆN TẬP TẢ CON VẬT

(15 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM.

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU).

Câu 1: Phần đầu của một bài văn miêu tả con vật là gì?

  1. Mở bài.
  2. Thân bài.
  3. Kết bài.
  4. Đề bài.

Câu 2: Tác dụng của phần mở bài khi viết đoạn văn miêu tả con vật là gì?

  1. Nêu cảm nghĩ về con vật.
  2. Giới thiệu chung về con vật.
  3. Miêu tả cụ thể con vật.
  4. Miêu tả tính tình con vật.

Câu 3: Có mấy cách mở bài cơ bản?

  1. 1.
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 4: Đó là những cách mở bài nào?

  1. Mở bài trực tiếp.
  2. Mở bài gián tiếp.
  3. Đáp án A và B.
  4. Mở bài theo cách quy nạp.

Câu 5: Các mở bài sau trực tiếp là mở bài như thế nào?

  1. Giới thiệu đối tượng miêu tả của bài văn ngay ở câu mở đầu.
  2. Nêu các sự vật, hiện tượng khác để dẫn dắt người đọc đến đối tượng miêu tả bài văn.
  3. Nếu cảm nghĩ của mình về con vật dẫn dắt đến đối tượng được miêu tả trong bài văn.
  4. Tất cả các ý kiến trên.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Mở bài gián tiếp giới thiệu con vật được tả theo cách nào?

  1. Giới thiệu đối tượng được tả bài văn ở câu mở đầu.
  2. Nêu các sự vật, hiện tượng khác để dẫn dắt người đọc đến đối tượng miêu tả của bài văn.
  3. Nêu cảm nghĩ của mình về con vật dẫn dắt đến đối tượng được miêu tả trong bài văn.
  4. Nêu tình cảm của mình đối với con vật.

Câu 2: Đâu không phải là mở bài theo cách dẫn trực tiếp?

  1. “Meo meo!”. Đấy, chú bạn mới của tôi lại đến chơi với tôi đấy.
  2. Chiều nào cũng vậy, con họa mi ấy không biết tự phương trời nào bay đến đâu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.
  3. Nhà bà em có một chú mèo con vừa mới được sinh ra đời.
  4. Thời tiết trong xanh là mỗi dịp tôi ra ngoài chạy bộ. Đồng hành cùng với tôi còn có những người bạn, đương nhiên rồi không thể thiếu chú chó Lila nhà tôi.

Câu 3: Đâu không phải là cách mở bài gián tiếp?

  1. Thời tiết trong xanh là mỗi dịp tôi ra ngoài chạy bộ. Đồng hành cùng với tôi còn có những người bạn, đương nhiên rồi không thể thiếu chú chó Lila nhà tôi.
  2. Hồi mười một tuổi tôi gầy và ẻo lả như một cọng cỏ mảnh. Một hôm, mẹ mang về cho tôi một con mèo nhỏ. Nó cũng mảnh dẻ không khác gì tôi.
  3. Tôi rất yêu quý chú chó Gogi của nhà tôi.
  4. Hôm đó vào một ngày trời mưa khi đi tôi đi làm về, tôi bỗng nghe thấy một tiếng động lạ. Tôi không nhìn rõ và lần theo tiếng kêu run lên “grừ, grừừừ…” hóa ra đó là một chú mèo.

Câu 4: Đâu là phần kết bài có thể sử dụng cho đề văn miêu tả về chú gà trống? 

  1. Dù đã rời xa làng quê từ lâu, trong cuộc sống bộn bề của chốn thành thị xa hoa, thỉnh thoảng trong tâm trí con vẫn hiện lên hình ảnh oai phong đầy kiêu ngạo của chú ta. Tiếng gáy khí thế ấy len lỏi vào trong những giấc mơ, những niềm nhớ về một miền quê thanh bình, một miền kí ức xa xôi.
  2. Con rất yêu quý Mi Mi, chú không chỉ bắt chuột bảo vệ sự bình yên cho ngôi nhà của con mà Mi Mi còn là người bạn thân thiết của con.
  3. Đã đến giờ rời khỏi vườn bách thú để trở về ngôi nhà của mình, con bắt đầu thấy lưu luyến những con vật nơi đây, đặc biệt là chú khỉ con kia. Con sẽ cố gắng học tập thật chăm chỉ để lại được bố cho quay trở lại đây một lần nữa.
  1. Con rất yêu quý Micky. Chú không đơn giản chỉ là người canh gác, lo cho giấc ngủ, sự bình yên cho gia đình con mà còn hơn thế, chú là người bạn thân thiết của con. Micky lớn lên bên cạnh con và người cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với con.

Câu 5: Đâu là phần kết bài con có thể sử dụng cho đề bài miêu tả một chú chó mà con yêu thích?

  1. Dù đã rời xa làng quê từ lâu, trong cuộc sống bộn bề của chốn thành thị xa hoa, thỉnh thoảng trong tâm trí con vẫn hiện lên hình ảnh oai phong đầy kiêu ngạo của chú ta. Tiếng gáy khí thế ấy len lỏi vào trong những giấc mơ, những niềm nhớ về một miền quê thanh bình, một miền kí ức xa xôi.
  2. Con rất yêu quý Mi Mi, chú không chỉ bắt chuột bảo vệ sự bình yên cho ngôi nhà của con mà Mi Mi còn là người bạn thân thiết của con.
  3. Đã đến giờ rời khỏi vườn bách thú để trở về ngôi nhà của mình, con bắt đầu thấy lưu luyến những con vật nơi đây, đặc biệt là chú khỉ con kia. Con sẽ cố gắng học tập thật chăm chỉ để lại được bố cho quay trở lại đây một lần nữa.
  4. Con rất yêu quý Micky. Chú không đơn giản chỉ là người canh gác, lo cho giấc ngủ, sự bình yên cho gia đình con mà còn hơn thế, chú là người bạn thân thiết của con. Micky lớn lên bên cạnh con và người cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với con.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi.

  1. Mở bài
  • Giới thiệu đối tượng miêu tả (con chó).
  • Ví dụ: Trong cuộc sống có rất nhiều loại vật thân thiết và giúp đỡ con người. Trong đó chó là loài vật được con người thuần hóa từ lâu với tác dụng trông nhà và thú cưng. Chó là loài vật trung thành gắn bó thân thiết với con người.
  1. Thân bài
  2. Đặc điểm:
  • Lông trắng, mềm phủ lên toàn thân.
  • Cái đầu tròn, hai đôi mắt long lanh rất đáng yêu.
  • Chiếc mũi đen và thính, ria ngắn xung quanh.
  • Bốn chân, phía dưới có lớp đệm thịt.
  1. Đặc tính:
  • Em thường chơi đùa nó sau giờ học.
  • Con chó nhà em thích phơi nắng sáng sớm.
  • Chó nhà em trông nhà rất giỏi, biết phân biệt người thân và kẻ lạ.
  • Chó nhà em rất thích ăn đồ nướng, đặc biệt là cá nướng.
  • Tai rất thính và nghe thấy tiếng động từ rất xa.
  1. Kết bài
  • Nêu suy nghĩ về con chó nhà em.
  • Nêu lên tình cảm của bản thân đối với con chó.
  • Nêu lên giá trị của chú chó.

Câu 1: Theo ngữ liệu trên, mở bài ở phần ví dụ là mở bài kiểu gì?

  1. Mở bài trực tiếp, giới thiệu con vật được tả ở ngay câu đầu tiên.
  2. Mở bài gián tiếp, dẫn dắt từ sự vật khác đến con vật được miêu tả.
  3. Cả A và B đều đúng.
  4. Cả A và B đều sai.

Câu 2: Theo ngữ liệu trên, nếu chỉ dừng lại ở ý nêu suy nghĩ của em về con chó, đó là kết bài theo kiểu nào?

  1. Không có kết bài.
  2. Kết bài mở rộng.
  3. Kết bài không mở rộng.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Có thể sử dụng mở bài trực tiếp cho dàn ý trên không?

  1. Có, phần mở bài sẽ trở nên ngắn gọn, súc tích.
  2. Không, mở bài trực tiếp sẽ khiến bài văn đơn điệu.
  3. Không, mở bài trực tiếp sẽ khiến bài văn nhàm chán.
  4. Không, mở bài trực tiếp không có cảm xúc?

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Mở bài dưới đây theo cách nào?

Trâu ơi! Ta bảo trâu này!

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Đó là những câu ca của bọn trẻ sống với đồng. Có lẽ hình ảnh con trâu sẽ xa lạ với những trẻ em thành phố. Nhưng với tôi nó là người bạn của nhà nông và cũng người bạn thân thiết của tôi vào những ngày nghỉ.

  1. Mở bài gián tiếp dẫn dắt từ câu ca dao vào con vật được miêu tả.
  2. Mở bài trực tiếp câu đầu tiên xuất hiện con vật được miêu tả.
  3. Cả A và B đều đúng.
  4. Cả A và B đều sai.

 --------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều bài 13: Viết 2 - Luyện tập tả con vật (mở bài)

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net