Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều bài 13: Đọc 3 - Đoàn thuyền đánh cá

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 13: Đọc 3 - Đoàn thuyền đánh cá. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: ĐẤT NƯỚC

BÀI 13: NIỀM VUI LAO ĐỘNG

ĐỌC 3: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá gồm có mấy khổ thơ?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 2: Tác giả của bài Đoàn thuyền đánh cá là ai?

  1. Tế Hanh.
  2. Tố Hữu
  3. Huy Cận.
  4. Xuân Diệu.

Câu 3: Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào thời điểm nào trong ngày?

  1. Khi bình minh lên.
  2. Khi hoàng hôn xuống.
  3. Buổi sáng.
  4. Buổi trưa.

Câu 4: Những hình ảnh nào được lặp lại ở khổ đầu và khổ cuối bài thơ?

  1. Mặt trời, cánh buồm, mắt cá.
  2. Mặt trời, vảy cá, trăng.
  3. Mặt trời, câu hát, con thuyền và biển.
  4. Mặt trời, nắng hồng, cá thu.

Câu 5: Từ Thoi có nghĩa là gì?

  1. Bộ phận của khung cửi hay máy dệt để luồn sợi trong khi dệt vải.
  2. Con tàu vũ trụ.
  3. Con mắt của vệ tinh nhân tạo.
  4. Là những sợ chỉ mảnh để dệt vải.

Câu 6: Trong bài Đoàn thuyền đánh cá, biển được so sánh với hình ảnh nào?

  1. Hòn lửa.
  2. Lòng mẹ.
  3. Ánh trăng.
  4. Mặt hồ.

Câu 7: Trong bài Đoàn thuyền đánh cá, xuất hiện loại cá nào?

  1. Cá thu.
  2. Cá mè.
  3. Cá chuối.
  4. Cá chép.

Câu 8: Đoàn thuyền đánh cá ra về vào thời điểm nào trong ngày?

  1. Khi trời tối.
  2. Khi trời vừa hửng sáng.
  3. Khi mặt trời lặn.
  4. Khi gà gáy sớm.

Câu 9: Ở khổ thứ tư chi tiết nào cho thấy lần đánh cá bội thu?

  1. “Lưới xếp”, “buồm lên”.
  2. “Kéo xoăn tay”, “chùm cá nặng”.
  3. “đón nắng hồng”.
  4. “kéo lưới”.

Câu 10: Hình ảnh nào được nhân hóa trong câu thơ sau “Sóng đã cài then đêm sập cửa”?

  1. Sóng và buổi đêm.
  2. Biển và mặt trời.
  3. Buổi đêm và mặt trời.
  4. Cá và cánh buồm.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Cho biết nội dung trong khổ thơ.

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi”.

  1. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về.
  2. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển trong một đêm trăng rất đẹp.
  3. Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi lúc hoàng hôn buông xuống.
  4. Cảnh người dân làng chài đang lao động hăng say trong đêm khuya.

Câu 2: Đoàn thuyền “lại” có ý nghĩa gì?

  1. Đó là lần đầu tiên những người dân chài đi đánh cá.
  2. Đó là công việc phụ của những người dân chài.
  3. Công việc hằng ngày, thường xuyên thành một nếp sống quen thuộc của những người ngư dân vùng biển.
  4. Tất cả những đáp án trên.

Câu 3: Trong câu “Ta hát bài ca gọi cá vào” câu hát thể hiện ý nghĩa gì?

  1. Ca ngợi vẻ đẹp hung vĩ của thiên nhiên.
  2. Ca ngợi cuộc sống lao động hăng say của người dân.
  3. Ca ngợi nàng tiên cá giữa biển khơi.
  4. Ca ngợi sự phong phú của biển.

Câu 4: Hình ảnh so sánh “Biển cho ta cá như lòng mẹ” có ý nghĩa gì?

  1. Thể hiện sự gắn bó sâu sắc, niềm tự hào và lòng biết ơn của người dân chài với biển cả quê hương.
  2. Thể hiện một đêm dài bội thu cá.
  3. Thể hiện sự lạc quan yêu đời của người dân.
  4. Thể hiện niềm vui sau đêm làm việc mệt mỏi.

Câu 5: Em có cảm nhận gì về hình ảnh người dân làng chài?

  1. Những con người khỏe khoắn, lạc quan.
  2. Những con người dũng cảm, cương quyết.
  3. Những người có tinh thần trách nhiệm cao.
  4. Những người dân bị bắt ép làm nghề chài lưới.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Đâu là dòng thơ nhận xét đúng nhất về biển cả trong bài Đoàn thuyền đánh cá?

  1. Biển không những đẹp mà còn ân nghĩa thủy chung, bao la như lòng mẹ.
  2. Biển hùng vĩ bao la.
  3. Biển làm nổi bật hình ảnh người dân chài khỏe khoắn.
  4. Biển làm cho người dân chài của cuộc sống ấm no.

Câu 2: Đâu không phải là vẻ đẹp của con người lao động trong bài thơ?

  1. Tâm hồn phóng khoáng rộng mở trước thiên nhiên.
  2. Hào hứng say mê trong công việc hằng ngày.
  3. Phơi phới niềm vui, niềm tin trong cuộc sống.
  4. Tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng của đất nước.

Câu 3: Đâu không phải là vẻ đẹp của thiên nhiên trong bài thơ?

  1. Lộng lẫy, tráng lệ, nên thơ.
  2. Cảnh hoàng hôn rực rỡ, cảnh đêm trăng nên thơ.
  3. Cảnh mùa hè sội động với những hoạt động vui chơi giải trí.
  4. Thiên nhiên như góp sức cùng con người trong lao động.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Chủ đề của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là gì?

  1. Thông qua hình ảnh chiến trường bom đạn khốc liệt ca ngợi hình ảnh những người lính dũng cảm chiến đấu vì tổ quốc.
  2. Thông qua hình ảnh những người phụ nữ làm công việc phá bom ca ngợi vẻ đẹp của những cô thanh niên xung phong.
  3. Thông qua việc miêu tả người dân chài lao động đánh cá ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, sự giàu có của biển khơi, khí thế của người dân lao động đang làm chủ bản thân cuộc đời và đất nước.
  4. Thông qua việc miêu tả biển cả ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất nước và nỗi nhớ nhung quê hương của tác giả.

 --------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều bài 13: Đọc 3 - Đoàn thuyền đánh cá

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net