CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG
BÀI 9: TÀI SẢN VÔ GIÁ
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ CHỦ NGỮ
(15 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)
Câu 1: Chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, cho biết cái gì?
- Sự vật được giới thiệu, nhận xét trong câu là ai (con gì, cái gì…).
- Sự vật được nêu hoạt động trong câu là ai (con gì, cái gì…).
- Sự vật được miêu tả đặc điểm, trạng thái trong câu là ai (con gì, cái gì…).
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi nào?
- Ai? (hoặc Con gì?, Cái gì?).
- Thế nào?
- Là gì?
- Như nào?
Câu 3: Bộ phận in đậm trong câu sau được dùng để làm gì?
Ánh nắng là nguồn sáng vô giá.
- Cho biết sự vật được giới thiệu, nhận xét trong câu là ánh nắng.
- Cho biết sự vật được nêu hoạt động trong câu là ánh nắng.
- Cho biết sự vật được miêu tả đặc điểm, trạng thái trong câu là ánh nắng.
- Bổ sung thêm ý cho câu.
Câu 4: Bộ phận in đậm trong câu sau được dùng để làm gì?
Con mèo này coi bộ ghê gớm lắm.
- Cho biết sự vật được giới thiệu, nhận xét trong câu là con thỏ.
- Cho biết sự vật được nêu hoạt động trong câu là con thỏ trắng.
- Cho biết sự vật được miêu tả đặc điểm, trạng thái trong câu là con thỏ trắng.
- Bổ sung ý nghĩa cho câu.
Câu 5: Bộ phận in đậm trong câu sau được dùng để làm gì?
Cô bé đó đi sắp xếp chỗ ngồi cho mọi người rồi.
- Cho biết sự vật được giới thiệu, nhận xét trong câu là mấy chú bé.
- Cho biết sự vật được nêu hoạt động trong câu là mấy chú bé.
- Cho biết sự vật được miêu tả đặc điểm, trạng thái trong câu là mấy chú bé.
- Bổ sung ý nghĩa cho câu.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Điền từ vào chỗ trống?
Trong câu kể Ai làm gì? chủ ngữ thường do …… tạo thành.
- Danh từ (hoặc cụm danh từ).
- Tính từ (hoặc cụm tính từ).
- Động từ (hoặc cụm động từ).
- Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 2: Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào từ “các chú công nhân” làm chủ ngữ?
- Mẹ em tặng các chú công nhân mỗi người một hộp bánh.
- Ông chủ điều các chú công nhân tới đây làm việc.
- Anh ta xông vào đánh các chú công nhân.
- Các chú công nhân được nhận lương vào sáng nay.
Câu 3: Tìm chủ ngữ trong câu văn sau?
Những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.
- Những chùm hoa.
- Những chùm hoa khép miệng.
- Bắt đầu.
- Kết trái.
Câu 4: Tìm chủ ngữ trong câu văn sau?
Tôi rảo bước trên đường ngắm hoàng hôn.
- Tôi.
- Tôi rảo bước.
- Tôi rảo bước trên đường.
- Ngắm hoàng hôn.
Câu 5: Tìm chủ ngữ trong câu sau?
Đàn cò trắng bay lượn trên cánh đồng.
- Đàn cò.
- Đàn cò trắng.
- Bay lượn.
- Trên cánh đồng.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Xác định chủ ngữ trong câu sau?
Qua khe dậu, ló ra mấy quả đỏ chói.
- Khe dậu.
- Qua khe dậu.
- Mấy quả đỏ chói.
- Không có chủ ngữ.
Câu 2: Tìm chủ ngữ của mỗi câu trong đoạn văn sau?
(1) Sáng sớm, sương phủ dày như nước biển. (2) Đỉnh Đê Ba nổi lên như một hòn đảo. (3) Sương tan dần. (4) Làng mới định cư bừng lên trong nắng sớm. (5) Những sinh hoạt đầu tiên của một ngày mới bắt đầu.
- (1) – Sáng sớm, (2) – Đỉnh, (3) – Sương, (4) – Làng, (5) – Sinh hoạt.
- (1) – Sương phủ dày, (2) – Đỉnh (3) – Sương, (4) – Làng mới định cư, (5) – Những sinh hoạt.
- (1) – Sương, (2) – Đỉnh Đê Ba, (3) – Sương, (4) – Làng mới định cư, (5) – Những sinh hoạt đầu tiên của một ngày mới.
- (1) – Sương, (2) – Đỉnh Đê Ba, (3) – Sương, (4) – Làng, (5) – Những sinh hoạt đầu tiên.
Câu 3: Hoàn thiện nhận xét sau?
Ai làm gì? (a) vị ngữ (b) sự vật (c) hoạt động (d)
Trong câu kể …(1)… chủ ngữ chỉ …(2)… (người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hóa) có …(3)… được nói đến ở …(4)…
- 1 – a, 2 – c, 3 – d, 4 – b.
- 1 – a, 2 – d, 3 – c, 4 – b.
- 1 – a, 2 – c, 3 – b, 4 – d.
- 1 – d, 2 – a, 3 – c, 4 – b.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Chỉ ra câu có dạng Ai làm gì? trong các câu đã cho dưới đây và tìm chủ ngữ?
- Trong rừng, chim chóc hót véo von.
- Mấy anh thanh niên kia đẹp trai quá.
- Con mèo kia xinh quá đi!
- Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn.
- Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần.
- a – chim chóc, b – mấy anh thanh niên, d – em nhỏ, e – các cụ già.
- a – chim chóc, d – em nhỏ, e – các cụ già.
- c – con mèo kia, d – em nhỏ, e – các cụ già.
- b – mấy anh thanh niên kia, c – con mèo kia, d – em nhỏ, e – các cụ già.
--------------- Còn tiếp ---------------