Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều bài 8: Đọc 4 - Tôn vinh sáng tạo

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: Đọc 4 - Tôn vinh sáng tạo. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG

BÀI 8: NGƯỜI TA LÀ HOA ĐẤT

ĐỌC 4: TÔN VINH SÁNG TẠO

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Giải thưởng Cô-va-lép-xcai-a được lập ra nhằm mục đích gì?

  1. Tôn vinh cá nhân các nhà khoa học nữ đạt thành tích xuất sắc về nghiên cứu khoa học.
  2. Tôn vinh những tập thể, cá nhân các nhà khoa học nữ có thành tích xuất sắc.
  3. Tôn vinh những tập thể có thành tích xuất sắc về đóng góp cho xã hội.
  4. Tôn vinh các cá nhân đạt thành tích xuất sắc về việc đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Câu 2: Năm 2021, giải thưởng này đã được trao cho những ai?

  1. Giáo sư Nguyễn Thị Thanh Mai (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).
  2. Giáo sư Nguyễn Minh Thủy (Trường Đại học Cần Thơ).
  3. Ông Phạm Văn Hát.
  4. Cả A và B.

Câu 3: Giáo sư Nguyễn Thị Thanh Mai nhận giải thưởng Cô-va-lép-xcai-a về thành tích gì?

  1. Kết quả nghiên cứu một số sản phẩm thuộc từ dược liệu trong nước.
  2. Giải pháp lâu dài hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản.
  3. Chế tạo và cải tiến máy móc phục vụ nông nghiệp.
  4. Xuất khẩu rô bốt gieo hạt ra nước ngoài.

Câu 4: Giáo sư Nguyễn Minh Thủy nhận giải thưởng Cô-va-lép-xcai-a về thành tích gì?

  1. Kết quả nghiên cứu một số sản phẩm thuộc từ dược liệu trong nước.
  2. Giải pháp lâu dài hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản.
  3. Chế tạo và cải tiến máy móc phục vụ nông nghiệp.
  4. Xuất khẩu rô bốt gieo hạt ra nước ngoài.

Câu 5: Trong thời gian đi lao động ở I-xra-en, ông Phạm Văn Hát đã chế tạo được gì?

  1. Máy tuốt lúa.
  2. Máy xát gạo.
  3. Máy bón phân.
  4. Máy gieo hạt.

Câu 6: Khi về nước, ông Phạm Văn Hát đã làm được gì?

  1. Chế tạo và cải tiến hơn 10 loại máy móc phục vụ doanh nghiệp.
  2. Chế tạo và cải tiến hơn 30 loại máy móc phục vụ nông nghiệp.
  3. Cải tiến hơn 30 máy móc, chế tạo hơn 10 máy móc mới phục vụ nông nghiệp.
  4. Chế tạo hơn 30 máy móc mới, cải tiến hơn 10 máy móc phục vụ doanh nghiệp.

Câu 7: Rô bốt gieo hạt của ông Phạm Văn Hát được xuất khẩu sang bao nhiêu nước?

  1. 10 nước.
  2. 12 nước.
  3. 14 nước.
  4. 16 nước.

Câu 8: Ông Phạm Văn Hát đã được Chủ tịch Nước trao tặng gì?

  1. Giải thưởng Cô-va-lép-xcai-a.
  2. Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ.
  3. Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ.
  4. Huân chương Lao động hạng Ba.

Câu 9: Tôn vinh nghĩa là gì?

  1. Đề cao vì có quyền thế.
  2. Đề cao vì ngưỡng mộ năng lực, phẩm chất.
  3. Hâm mộ tài năng.
  4. Đề cao vì có giải thưởng Nhà nước.

Câu 10: Dược liệu nghĩa là gì?

  1. Nguyên liệu dùng để chế thuốc phòng, chữa bệnh.
  2. Nguyên liệu dùng để chế tạo máy móc.
  3. Nguyên liệu dùng để cải tiến máy móc.
  4. Nguyên liệu dùng để sản xuất nông nghiệp.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Loại máy nào dưới đây không phải là máy ông Phạm Văn Hát chế tạo và cải tiến được đề cập đến trong bài?

  1. Máy phun thuốc sâu.
  2. Máy đánh luống.
  3. Máy cày hai lưỡi.
  4. Máy phát điện.

Câu 2: Vì sao ông Phạm Văn Hát được gọi là “phù thủy máy nông nghiệp”?

  1. Vì ông đã chế tạo và cải tiến rất nhiều máy móc phục vụ nông nghiệp.
  2. Vì ông giỏi sáng chế các loại máy móc.
  3. Vì ông rất giỏi sáng tạo các sản phẩm liên quan đến nông nghiệp.
  4. Vì ông đã chế tạo hơn 20 loại máy móc.

Câu 3: Qua những thành tựu mà ông Phạm Văn Hải đạt được, em cảm thấy ông là người như thế nào?

  1. Tận tụy, tâm huyết với nghề.
  2. Có đam mê với công việc của mình.
  3. Thông minh, khéo léo.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Nội dung của bài đọc là gì?

  1. Ca ngợi, tôn vinh những đóng góp, cống hiến của các cá nhân, tổ chức cho đất nước.
  2. Câu chuyện về cuộc đời của phù thủy máy nông nghiệp.
  3. Câu chuyện về quá trình phát hiện ra tài năng của phù thủy máy nông nghiệp.
  4. Ca ngợi những con người yêu thích sáng tạo.

Câu 5: Theo em, nhờ đâu mà những người được đề cập trong bài đạt được những thành tích như vậy?

  1. Dựa vào tài năng của họ.
  2. Dựa vào sự ham học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu của họ.
  3. Dựa vào sự tâm huyết với nghề của họ.
  4. Tất cả các đáp án trên.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Bài đọc muốn nói điều gì với chúng ta?

  1. Ghi nhớ và biết ơn những người có đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
  2. Biết yêu quí và trân trọng người tài.
  3. Cả A và B.
  4. Cần học hỏi về nông nghiệp để biết cách canh tác.

Câu 2: Câu sau đây có bao nhiêu danh từ riêng?

Trong thời gian đi lao động ở I-xra-en, ông Phạm Văn Hát đã chế tạo thành công một loại máy.

  1. 1 từ.
  2. 2 từ.
  3. 3 từ.
  4. 4 từ.

Câu 3: Chỉ ra tính từ trong câu sau?

Tôn vinh những tập thể, cá nhân các nhà khoa học nữ có thành tích xuất sắc.

  1. Tôn vinh.
  2. Tập thể.
  3. Cá nhân.
  4. Xuất sắc.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Những sáng tạo nêu trong bài đọc thể hiện điều gì về người Việt Nam?

  1. Ham học hỏi, ưa thích sáng tạo.
  2. Đam mê nghiên cứu, tìm tòi, khám phá.
  3. Có khát vọng đóng góp sức mình cho đất nước.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 --------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều bài 8: Đọc 4 - Tôn vinh sáng tạo

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net