CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG
BÀI 7: HỌ HÀNG, LÀNG XÓM
ĐỌC 4: ANH ĐOM ĐÓM
(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Bài thơ Anh đom đóm do ai sáng tác?
- Bích Ngọc.
- Tố Hữu.
- Võ Quảng.
- Xuân Quỳnh.
Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
- Thơ lục bát.
- Thơ năm chữ.
- Thơ bốn chữ.
- Thơ tự do.
Câu 3: Bài thơ Anh đom đóm có mấy khổ thơ?
- 3 khổ.
- 4 khổ.
- 5 khổ.
- 6 khổ.
Câu 4: Đêm đêm, anh đom đóm làm công việc gì?
- Ru con ngủ.
- Mò tôm.
- Đi gác.
- Đi kiếm thức ăn.
Câu 5: Anh đóm lên đèn đi gác vào thời gian nào?
- Mặt Trời gác núi, bóng tối lan dần.
- Trời hửng đông.
- Hoàng hôn buông xuống.
- Bình minh lên, bóng tối xa dần.
Câu 6: Trên đường đi gác, anh đom đóm nghe thấy tiếng gì?
- Tiếng ve sầu kêu.
- Tiếng chị cò bợ ru con ngủ.
- Tiếng cú mèo kêu.
- Tiếng ếch kêu.
Câu 7: Anh đom đóm thấy thím vạc làm gì?
- Lặng lẽ đi bắt cá.
- Thắp đèn soi sáng đồng ruộng.
- Ngắm sao.
- Lặng lè mò tôm.
Câu 8: Hình ảnh anh đom đóm quay vòng vung ngọn đèn lồng được so sánh với gì?
- Sao trên trời bừng nở.
- Mặt Trời nhỏ chiếu sáng.
- Ánh trăng êm dịu.
- Tia sáng lấp lánh.
Câu 9: Khi nào thì anh đom đóm lui về nghỉ?
- Mặt Trời lên sau núi.
- Gà gáy sáng đằng đông.
- Cò thôi kiếm ăn.
- Người người thức dậy.
Câu 10: Cờ bợ là con gì?
- Loài chim gần giống cò, tiếng kêu rất to, thường đi ăn đêm.
- Loài cò có cổ và ngực màu nâu sẫm, thường có dáng ủ rũ.
- Loài bọ cánh cứng, bụng phát ánh sáng lập lòe, hoạt động về đêm.
- Loài chim thường đi ăn đêm.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Anh đom đóm làm việc của mình với thái độ như thế nào?
- Vừa làm việc vừa ngáp ngủ.
- Cần mẫn, chăm chỉ, nghiêm túc.
- Uể oải và mệt mỏi.
- Lười biếng, không tập trung vào công việc.
Câu 2: Khổ thơ nào miêu tả anh đom đóm bằng hình ảnh so sánh?
- Khổ thứ nhất.
- Khổ thứ ba.
- Khổ thứ tư.
- Khổ thứ năm.
Câu 3: Nội dung của bài thơ là gì?
- Vẻ đẹp rất độc đáo của anh đom đóm.
- Nếp sinh hoạt đặc biệt của anh đom đóm.
- Nhịp sống sinh động vào ban đêm.
- Sự chuyên cần của anh đom đóm và vẻ đẹp của cuộc sống các loài vật ở nông thôn.
Câu 4: Bài thơ được đọc với giọng thế nào?
- A. Nhẹ nhàng, trầm lắng.
- B. Tình cảm, tha thiết.
- C. Vui tươi, hồn nhiên.
- Hào hứng, dồn dập.
Câu 5: Trong đêm, sao Hôm trông có đặc điểm gì?
- Đang mọc lên đỉnh trời.
- Đang tắt dần.
- In bóng xuống mặt nước long lanh.
- Ẩn mình trong đám mây.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua bài thơ Anh đom đóm?
- Mang tới những cái nhìn đầy màu sắc về cuộc sống làng quê Việt Nam và mong muốn chúng ta thêm hiểu, thêm yêu và gần gũi với thiên nhiên.
- Ca ngợi cảnh đẹp quê hương đất nước, con người Việt Nam.
- Phải biết thương yêu mọi người xung quanh mình.
- Phải biết trân trọng những gì mình đang có.
Câu 2: Qua việc tiếng gà gáy cất lên, anh đóm đóm tắt ngọn đèn lồng của mình về nghỉ ngơi sau một đêm ròng rã thức trắng canh gác cho mọi người, tác giả muốn nói điều gì với chúng ta?
- Hãy đi ngủ sớm, đừng thức khuya.
- Ca ngợi những con người đang ngày đêm cống hiến thầm lặng cho nhân dân, cho đất nước mình, hi sinh bản thân để mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người khác.
- Ca ngợi những con người lao động, mang lại kinh tế cho đất nước.
- Ca ngợi cảnh đẹp của quê hương đất nước Việt Nam.
Câu 3: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng xuyên suốt trong bài thơ là gì?
- So sánh.
- Nhân hóa.
- Ẩn dụ.
- Hoán dụ.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Bài thơ nào dưới đây cũng nói về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên xung quanh mình?
- Tuổi ngựa của Xuân Quỳnh.
- Điều kì diệu của Huỳnh Mai Liên.
- Lên rẫy của Đỗ Toàn Diện.
- Cả A và C.
--------------- Còn tiếp ---------------