Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều bài 13: Luyện từ và câu - Dấu gạch ngang

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 13: Luyện từ và câu - Dấu gạch ngang. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: ĐẤT NƯỚC

BÀI 13: NIỀM VUI LAO ĐỘNG

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: DẤU GẠCH NGANG

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Dấu gạch ngang có tác dụng gì?

  1. Dùng để bộc lộ cảm xúc.
  2. Dùng để nhấn mạnh ý kiến trong câu.
  3. Dùng để nối các từ ngữ trong một liên danh.
  4. Dùng để ngắt quãng câu.

Câu 2: Trong câu “Việt – Lào hai nước chúng ta” dấu gạch ngang dùng để làm gì?

  1. Để nối tên hai nước có quan hệ với nhau.
  2. Để nối tên hai địa điểm trên cùng một tuyến đường.
  3. Để nối tên thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của một vụ trồng trọt.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Trong câu “Vụ Đông – Xuân năm nay diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi” dùng để làm gì?

  1. Để nối tên hai nước có quan hệ với nhau.
  2. Để nối tên điểm đầu và điểm cuối của một tuyến đường.
  3. Để nối tên các điểm dừng trên một tuyến đường.
  4. Để nói tên thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của một vụ trồng trọt.

Câu 4: Trong câu “Sau khi hòa bình được lập lại, hệ thống đường sắt miền Bắc đã được khôi phục và xây dựng mới với những tuyến đường chính là Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lạng Sơn” dấu gạch ngang có được dùng để làm gì?

  1. Để nối tên hai nước có quan hệ với nhau.
  2. Để nối tên điểm đầu và điểm cuối của một tuyến đường.
  3. Để nối tên các điểm dừng trên một tuyến đường.
  4. Để nói tên thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của một vụ trồng trọt.

Câu 5: Cần thêm dấu gạch ngang vào vị trí nào trong các câu sau.

Ngày 24-10-2018, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã tổ chức họp báo thông tin về Chương trình Giao lưu hữu nghị biên giới Việt Nam Lào Cam-pu-chia lần thứ nhất, năm 2018.

Theo báo daidoanket.vn

  1. Bộ Tư lệnh – Bộ đội Biên phòng.
  2. Chương trình – Giao lưu hữu nghị biên giới Việt Nam Lào Cam-pu-chia.
  3. Cam -pu-chia – lần thứ nhất.
  4. Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia.

Câu 6: Cần thêm dấu gạch ngang vào những vị trí nào trong câu?

Vùng quế Trà My Trà Bồng (Quảng Nam Quảng Ngãi) là một trong bốn vùng trồng quế có diện tích lớn và lâu đời ở Việt Nam.

Theo báo Quảng Ngãi

  1. Vùng quế - Trà My Trà Bồng.
  2. Vùng trồng quế - có diện tích lớn.
  3. Trà My – Trà Bồng và Quảng Nam – Quảng Ngãi.
  4. Quảng Nam Quảng Ngãi – là một trong bốn vùng.

Câu 7: Cần thêm dấu gạch ngang vào vị trí nào trong câu sau.

Trong kho tang truyện cổ các dân tộc thiểu số miền núi Quảng Ngãi có không ít những câu chuyện về tình ruột thịt anh em Kinh Thượng.

Theo sách Các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỉ XX

  1. Dân tộc thiểu số - miền núi Quảng Ngãi.
  2. Trong kho tàng truyện cổ - các dân tộc thiểu số miền núi.
  3. Anh em Kinh - Thượng.
  4. Câu chuyện – về tình ruột thịt anh em Kinh Thượng.

Câu 8: Dấu gạch ngang nào dùng để nối hai địa điểm trên một tuyến đường?

  1. Cao tốc Vân Đồn – Móng Cái.
  2. Vụ Đông – Xuân năm nay diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi.
  3. Việt – Lào hai nước chúng ta

                                  Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long.

  1. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Dấu gạch ngang trong câu “Tuyến đường Thành phố Hồ Chí Minh – Hà Nội” có tác dụng gì?

  1. Nối tên hai nước có quan hệ với nhau.
  2. Nối tên hai danh từ chỉ người.
  3. Nối tên điểm đầu và điểm cuối trên một tuyến đường.
  4. Nối tên hai địa danh với nhau.

Câu 10: Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong nhan đề bài thơ Từ Cu-ba của Tố Hữu?

  1. Nối liền hai địa danh với nhau.
  2. Bộc lộ cảm xúc của nhà thơ.
  3. Nhấn mạnh tên đất nước.
  4. Đó là dấu gạch nối dùng để nối các từ đa âm tiết.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Dòng nào dưới đây không sử dụng dấu gạch ngang?

  1. Vụ Đông – Xuân năm nay diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi.
  2. Tuyến xe buýt số 72 (từ bến xe Yên Nghĩa đi Xuân Mai) di chuyển theo lộ trình sau: Bến xe Yên Nghĩa – Quốc lộ 6 – Cầu Mai Lĩnh – Biên Giang – Chúc Sơn – Phú Nghĩa – Xuân Mai.
  3. Cao tốc Vân Đồn – Móng Cái.
  4. Cam-pu-chia.

 Câu 2: Tác dụng của dấu gạch ngang trong các câu dưới đây?

Trong cầu truyền hình đặc biệt “Hạ Long thần tiên” nhằm tôn vinh giá trị của Vịnh Hạ Long được truyền hình trực tiếp từ 20 giờ đến 22 giờ ngày 29-10-2011 với bốn điểm cầu: Hà Nội – Hạ Long – Huế - Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo Quang Thọ

  1. Dùng để nối thời điểm bắt đầu vụ mùa và thời điểm kết thúc vụ mùa.
  2. Dùng để nối những địa điểm phát sóng truyền hình trực tiếp.
  3. Dùng để nối tên điểm dừng trên cùng một tuyến đường.
  4. Dùng để nối các danh lam thắng cảnh với nhau.

Câu 3: Dòng nào dưới đây có sử dụng dấu gạch ngang?

  1. Trà My – Trà Bồng.
  2. Ốt-xtrây- li- a.
  3. I-ta-li-a.
  4. Cam-pu-chia.

Câu 4: Dòng nào dưới đây không có tác dụng nối tên điểm đầu và điểm cuối của một tuyến đường?

  1. Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.
  2. Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai.
  3. Vùng quế Trà My – Trà Bồng.
  4. Đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái.

Câu 5: Dấu gạch ngang trong câu “Vụ Hè – Thu bắt đầu gieo vào cuối tháng tư và thu hoạch cuối tháng 9 dương lịch” có tác dụng gì?

  1. Nối tên thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của một vụ trồng trọt.
  2. Nối tên hai nước có quan hệ với nhau.
  3. Nối tên điểm đầu và điểm kết thúc của một tuyến đường.
  4. Nối tên hai tỉnh thành có chung một tuyến đường.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Dòng nào dưới đây phân biệt sự khác nhau của dấu gạch nối và dấu gạch ngang?

  1. Dấu gạch nối có tác dụng nối các danh từ chỉ sự vật với nhau. Dấu gạch ngang dùng để nối các từ đa âm tiết.
  2. Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang dùng để nối các từ đa âm tiết và phạm vi dùng trong từ. Dấu gạch ngang dài hơn và dùng để nối các từ ngữ trong một liên danh phạm vi dùng trong câu.
  3. Dấu gạch nối dùng để chú thích cho một từ hoặc một cụm từ. Dấu gạch ngang dài hơn và dùng để nối các từ ngữ trong một liên danh phạm vi dùng trong câu.
  4. Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang dùng để nối các từ đa âm tiết và phạm vi dùng trong từ. Dấu gạch ngang dài hơn dấu gạch nối và tác dụng tương tự.

Câu 2: Dấu gạch ngang nào dưới đây không dùng để nối các danh từ chỉ địa điểm?

  1. Hà Nội – Lào Cai.
  2. Hà Nội – Lạng Sơn.
  3. Đông – Xuân.
  4. Phú Nghĩa – Xuân Mai.

Câu 3: Dấu gạch ngang và dấu gạch nối có tác dụng chung là gì?

  1. Dùng để bộc lộ cảm xúc.
  2. Dùng để nối.
  3. Dùng để nối các câu.
  4. Dùng để nối các đoạn văn.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Dòng nào dưới đây đúng?

  1. Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Hà Nội.
  2. Đấy – chú bạn mới của tôi lại đến chơi với tôi.
  3. Tiếng cười giòn tan – em ấy đang đi đến.
  4. Mấy hôm nay – trường em mới mua về một bạn thỏ trắng nuôi cùng với mấy con thỏ nâu.

 --------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều bài 13: Luyện từ và câu - Dấu gạch ngang

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net