Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Tiếng việt 4 Cánh diều ( đề tham khảo số 6)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Tiếng việt 4 Cánh diều ( đề tham khảo số 6). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: TIẾNG VIỆT 4 - CD

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

TÊN BẠN KHẮC BẰNG VÀNG

An-ne và chị Ma-ri ngồi ăn bánh trên bàn. Chị Ma-ri đọc dòng chữ ghi trên chiếc hộp đựng: “Bánh có thưởng khuyến mại - Hãy xem chi tiết mặt sau hộp”.

Ma-ri hào hứng:

- Phần thưởng đã lắm nhé, “Tên bạn khắc bằng vàng”, nghe này, “Chỉ việc gửi một đô-la với phiếu để trong hộp có điền tên và địa chỉ. Chúng tôi sẽ gửi một chiếc cặp tóc đặc biệt có khắc tên bạn bằng vàng (mỗi gia đình chỉ một người thôi)”.

An-ne đặc biệt thích thú, chộp lấy chiếc hộp, xoay lại, mắt sáng rỡ háo hức :

- Tuyệt quá! Một chiếc cặp tóc với tên em khắc bằng vàng. Em phải gửi phiếu đi mới được.

Nhưng chị Ma-ri đã ngăn lại:

- Xin lỗi em! Chị mới là người đầu tiên đọc. Vả lại, chị mới có tiền nên chính chị sẽ gửi.

An-ne vùng vằng, rơm rớm nước mắt, nói:

- Nhưng em rất thích cặp tóc. Chị luôn cậy thế là chị nên toàn làm theo ý mình thôi! Chị cứ việc gửi đi! Em cũng chẳng cần. 

Nhiều ngày trôi qua. Rồi một gói bưu phẩm để tên Ma-ri được gửi tới. An-ne rất thích xem cái cặp tóc nhưng không muốn để chị biết. Ma-ri mang gói bưu phẩm vào phòng mình. An-ne ra vẻ hững hờ đi theo, ngồi lên giường chị, chờ đợi. Em giận dỗi giễu cợt:

- Chắc họ gửi cho chị chiếc cặp tóc bằng vàng đấy! Hi vọng nó sẽ làm chị thích!

Ma-ri chậm rãi mở món quà rồi kêu lên:

- Ồ, đẹp tuyệt! Y như quảng cáo.

- Tên bạn khắc bằng vàng. Bốn chữ thật đep. Em có muốn xem không, An-ne?

- Không thèm! Em không cần chiếc cặp quê mùa của chị đâu!

Ma-ri để cái hộp trắng xuống bàn trang điểm và đi xuống nhà. Còn lại một mình An-ne trong phòng. Cô bé không kìm lòng được nên đi đến bên bàn, nhìn vào trong hộp và há hốc miệng ngạc nhiên. Lòng em tràn ngập cảm xúc: vừa thương yêu chị, vừa xấu hổ. Rồi nước mắt làm nhòa những dòng chữ khắc lóng lánh.

Trên chiếc kẹp quả là có bốn chữ, nhưng là bốn chữ: AN-NE. 

(Theo A.F.Bau-man – Hà Châu dịch)

Câu 1 (0,5 điểm). Phần thưởng khuyến mãi ghi trên chiếc hộp đựng bánh của Ma-ri và An-ne là gì? 

A. Một hộp bánh có khắc tên người mua trên mặt hộp.

B. Một chiếc cặp tóc có khắc tên người mua bằng vàng.

C. Một chiếc cặp tóc màu vàng có giá trị bằng một đô-la.

Câu 2 (0,5 điểm). Chi tiết nào cho thấy An-ne rất giận khi chị gái nói sẽ giành quyền gửi phiếu khuyến mãi?

A. Vùng vằng nói dỗi với chị rằng không cần chiếc cặp.

B. Ra vẻ hờ hững, không thèm để ý đến gói bưu phẩm.

C. Giận dỗi, diễu cợt chị, chê chiếc cặp tóc quê mùa. 

Câu 3 (0,5 điểm). Chi tiết nào dưới đây cho thấy cảm xúc của An-ne khi nhìn thấy chiếc cặp?

A. Không kìm lòng được nên đã đến bên bàn xem chiếc cặp.

B. Chộp lấy hộp, xoay lại, mắt sáng rỡ vì rất thích thú.

C. Nước mắt làm nhòa những dòng chữ khắc lóng lánh.

Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao An-ne cảm thấy vừa thương yêu chị vừa xấu hổ khi nhìn chiếc cặp có tên mình?

A. Vì đã hiểu nhầm tình thương thầm kín của chị dành cho mình.

B. Vì thấy chị rất vui vẻ mời mình xem chiếc cặp tóc đẹp tuyệt.

C. Vì đã vờ tỏ ra hờ hững nhưng lại lén xem chiếc cặp tóc đẹp. 

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Vật nào được nhân hóa trong đoạn văn dưới đây? Chúng được nhân hoá bằng cách nào? Nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa được sử dụng.

Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu!

Câu 6 (2,0 điểm). Nêu tác dụng của dấu gạch ngang và dấu ngoặc kép trong các đoạn sau:

a. Bài viết này đề cập đến các vấn đề sau:

– Khái niệm gạch ngang, gạch nối.

– Phân biệt gạch ngang, gạch nối.

– Lý do không nên nhầm lẫn giữa gạch ngang và gạch nối.

– Cách xử lý gạch nối thành gạch ngang và ngược lại.

b. Bác nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Tìm câu chủ đề của đoạn văn sau: (1,0 điểm)

Những đứa con từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, phần lớn thời gian là gần gũi và thường là chịu ảnh hưởng từ người mẹ hơn từ cha. Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đau… Với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức của người mẹ, đã hình thành dần dần bản tính của đứa con theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu”. Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ. Chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình.

Câu 8. Viết bài văn (3,0 điểm)

Đề bài: Viết bài văn tả một loại cây mà em thích.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

A. TIẾNG VIỆT: (6,0 điểm) 

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

B

A

C

A

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm) 

- Vật được nhân hóa trong đoạn văn là: tre. (Trả lời đúng 0,5 điểm)

- Chúng được nhân hóa bằng cách gán những hoạt động của con người với sự vật, làm cho chúng được hình dung có những hoạt động tương tự với con người. (Trả lời đúng 1,0 điểm)

- Tác dụng của biện pháp nhân hóa: làm cho hình ảnh cây tre trở nên gần gũi và thân thuộc hơn. (Trả lời đúng 0,5 điểm)

Câu 6 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 1,0 điểm

a. Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu các ý được liệt kê.

b. Dấu ngoặc kép dùng để dẫn lời nói trực tiếp của Bác.

B. LÀM VĂN: (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 7

(1,0 điểm)

Câu chủ đề của đoạn văn: Chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình.

1,0 điểm

Câu 8

(3,0 điểm)

1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng

Tham khảo dàn ý bài văn tả cây xoài

A. Mở bài (0,5 điểm)

Giới thiệu về loại cây mà em muốn miêu tả: cây xoài.

B. Thân bài (1,0 điểm)

- Miêu tả hình dáng cây xoài:

+ Cây năm nay bao nhiêu tuổi? Cao bao nhiêu mét? Thân cây rộng bao nhiêu? Cây đã cho bao nhiêu mùa quả rồi?

+ Gốc cây có to không? Phần rễ sát gốc cây có trồi lên mặt đất không? Trông nó có đặc điểm như thế nào?

+ Phần thân cây có lớp vỏ màu gì? Khi chạm vào có cảm giác ra sao?

+ Cây có nhiều cành không? Các cành con có gì khác so với cành chính mọc từ thân cây?

+ Lá xoài khi còn nhỏ và khi đã già có màu sắc như thế nào? Nó có mùi hương gì đặc biệt không?

+ Hoa xoài nở vào tháng mấy? Có màu sắc và đặc điểm như thế nào?

+ Sau khi hoa kết trái, mất bao lâu để có quả xoài trưởng thành? Khi quả xoài chín thì màu sắc, hương vị có gì khác những quả xoài còn non?

- Tả lợi ích của cây xoài:

+ Cây cho bóng mát nơi cây được trồng.

+ Cung cấp quả xoài có thể làm nhiều món ngon, như nộm, mứt, sinh tố…

+ Các cành xoài bị gãy, cắt tỉa có thể làm củi đốt.

+ Lá xoài non có thể ăn kèm rau sống.

C. Kết bài (0,5 điểm)

Tình cảm, cảm xúc của em dành cho cây ăn quả (cây xoài) mà mình vừa miêu tả.

2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 

3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 

4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…

* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

2,0 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25 điểm

 

0,5 điểm

 

0,25 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                    Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

 

2

 

 

 

4

0

2,0

Luyện từ và câu

 

0,5

 

1,5

 

 

2

0

4,0

Luyện viết đoạn văn

 

 

 

 

 

1

0

1

1,0

Luyện viết bài văn

 

 

 

 

 

1

0

1

3,0

Tổng số câu TN/TL

2

0,5

2

1,5

 

1

6

2

8 câu/10đ

Điểm số

1,0

1,0

1,0

4,5

 

2,5

7,0

3,0

10,0

Tổng số điểm

2,0 

20%

5,5

55%

2,5

25%

10,0

100%

10,0

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

TỪ CÂU 1 – CÂU 4

 

4

 

 

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

- Xác định được các chi tiết trong bài.

 

2

 

C1, 2

Kết nối

- Liên hệ kiến thức về từ loại tính từ để xác định tính từ trong câu văn.

- Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài học.

 

2

 

C3, 4

CÂU 5 – CÂU 6

3

 

 

 

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Nhận diện biện pháp tu từ nhân hóa.

 

0,5

C5.a

 

Kết nối

- Phân tích tác dụng của biện pháp nhân hóa.

- Phân tích tác dụng của dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép.

 

1,5

C5.b, C6

 

B. TẬP LÀM VĂN

Câu 1

1

 

 

 

1. Luyện viết đoạn văn

Vận dụng

- Xác định được câu chủ đề của đoạn văn.

 

1

C7

 

Câu 2

1

 

 

 

2. Luyện viết bài văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài).

- Miêu tả được một loại cây.

- Nêu được tình cảm đối với loại cây ấy.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

 

1

C8

 

Tìm kiếm google: Đề thi Tiếng việt 4 Cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì Tiếng việt 4 Cánh diều, đề kiểm tra cuối kì 1 Tiếng việt 4 Cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com