Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều bài 13: Viết 3 - Luyện tập tả con vật (kết bài)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 13: Viết 3 - Luyện tập tả con vật (kết bài). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: ĐẤT NƯỚC

BÀI 13: NIỀM VUI LAO ĐỘNG

VIẾT 3: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CON VẬT (KẾT BÀI)

(15 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Phần cuối cùng của một bài văn miêu tả con vật là gì?

  1. Mở bài.
  2. Thân bài.
  3. Kết bài.
  4. Đề bài.

Câu 2: Có mấy kiểu kết bài cơ bản?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 3: Đó là những kiểu nào?

  1. Kết bài mở rộng.
  2. Kết bài không mở rộng.
  3. Cả A và B.
  4. Kết bài nêu lên hiểu biết về chủ đề.

Câu 4: Kết bài mở rộng là gì?

  1. Kết bài bằng bằng một số câu nêu lên cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng…của người viết (hoặc của nhân vật) về đối tượng miêu tả.
  2. Kết thúc bằng 1 câu nếu lên cảm nghĩ của người viết (hoặc của nhân vật) về đối tượng miêu tả.
  3. Cả A và B đều đúng.
  4. Cả A và B đều sai.

Câu 5: Kết bài không mở rộng là gì?

  1. Kết bài bằng bằng một số câu nêu lên cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng…của người viết (hoặc của nhân vật) về đối tượng miêu tả.
  2. Kết thúc bằng 1 câu nếu lên cảm nghĩ của người viết (hoặc của nhân vật) về đối tượng miêu tả.
  3. Cả A và B đều đúng.
  4. Cả A và B đều sai.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Kết bài dưới đây là kiểu kết bài nào?

Từ ngày có Mimi trong nhà, lũ chuột dường như biến mất. Con mèo như một vị chúa tể bước đi đầy uy quyền trong lãnh địa của mình. Cả nhà ai cũng yêu quý chú. Dường như chú cũng biết mọi người yêu quý mình nên chú dụi đầu vào chân người này sang chân người khác. Trông chú rất đáng yêu.

  1. Kết bài mở rộng.
  2. Kết bài không mở rộng.
  3. Kết bài liên kết.
  4. Kết bài nêu lên chủ đề.

Câu 2: Kết bài dưới đây là kiểu kết bài nào?

Dù năng hay mưa, dù rét buốt hay lạnh giá, mỗi sáng chú gà vẫn đều đặn cất tiếng gáy của mình để báo thức mọi người. Bởi vậy, mà con người ví con gà là chiếc đồng hồ không phải thay pin.

  1. Kết bài mở rộng.
  2. Kết bài không mở rộng.
  3. Kết bài liên kết.
  4. Kết bài nêu lên chủ đề.

Câu 3: Kết bài dưới đây là kiểu kết bài nào?

Em rất yêu quý voi bởi sự thân thiện và nét đáng yêu trẻ con của voi. Voi không chỉ là một người bạn, voi còn mang lại nhiều lợi ích cho người dân trồng nông nghiệp, là một người bạn tri kỉ của sứ Bản Đôn. Vì vậy, chúng ta hãy yêu thương và bảo vệ các chú voi nhé.

  1. Kết bài liên kết.
  2. Kết bài không mở rộng.
  3. Kết bài mở rộng.
  4. Kết bài nêu lên chủ đề.

Câu 4: Kết bài dưới đây là kiểu kết bài nào?

“Quả là không ngoa khi người ta ví chim công là những nghệ sĩ múa của rừng xanh.”

Chim công múa, Theo Vi Hồng, Hồ Thủy Giang

  1. Kết bài không mở rộng
  2. Kết bài mở rộng
  3. Kết bài nêu lên câu chủ đề.
  4. Kết bài nêu một vấn đề khác với chủ đề miêu tả.

Câu 5: Kết bài dưới đây là kết bài theo kiểu nào?

Em rất yêu quý con chó nhà em, chẳng biết từ bao giờ Đốm đã trở thành một thành viên trong nhà. Gia đình em sẽ chăm sóc nó thật cẩn thận để nó mau lớn và cho gia đình em một đàn chó con như lời mẹ nói!

  1. Kết bài không mở rộng
  2. Nêu lên một vấn đề khác với chủ đề miêu tả.
  3. Kết bài nêu lên câu chủ đề.
  4. Kết bài mở rộng.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và cho biết đây là kết bài kiểu gì và kết bài cho bài văn miêu tả về đối tượng nào?

Từ ngày có Mimi trong nhà, lũ chuột dường như biến mất. Con mèo như một vị chúa tể bước đi đầy quyền uy trong lãnh địa của mình. Cả nhà em ai cũng yêu chú. Mẹ em còn gọi đùa chú là “Con hổ nhỏ”. Dường như chú cũng biết mọi người yêu quý mình nên chú dụi đầu hết vào chân người này lại sang chân người khác. Trông chú đáng yêu và đáng quý.

  1. Kết bài mở rộng về chú hổ con trong vườn bách thú.
  2. Kết bài không mở rộng về chú hổ con được nuôi trong nhà.
  3. Kết bài mở rộng về chú mèo con được nuôi trong nhà.
  4. Kết bài không mở rộng về chú mèo con được nuôi trong nhà.

Câu 2: Đâu không phải kết bài mở rộng?

  1.  Em rất thích ngắm hổ. Trong cảm nhận của em, con hổ là hình ảnh của núi rừng hoang dã, của sức mạnh tự nhiên, đẹp đẽ và kiêu hùng.
    B. Đại bàng là con chim đẹp và dũng mãnh. Em rất thích chim đại bàng. Em ao ước lớn lên em cũng mạnh mẽ, bay cao và bay xa trên con đường sự nghiệp như chim đại bàng bay giữa không trung vậy.
  2. Người ta nói “Chó là loài vật trung thành với chủ nhất” quả không sai chút nào. Em yêu con Mực như một người bạn thân của mình, nhất là những lúc ở nhà một mình Mực đúng là niềm vui của em.
  3. Chú gà trống thật đẹp và oai phong. Em sẽ luôn chăm sóc tốt cho chú gà để chú gà hằng ngày giúp mọi người dậy sớm.

    Câu 3: Đâu không phải kết bài không mở rộng?
  4. Em yêu con Míc như một người bạn thân thiết của mình.
  5. Em rất yêu quý voi bởi sự thân thiện và nét đáng yêu trẻ con của nó.
  6. Từ ngày có Mimi trong nhà, lũ chuột dường như biến mất. Con mèo như một vị chúa tể bước đi đầy uy quyền trong lãnh địa của mình. Cả nhà ai cũng yêu quý chú. Dường như chú cũng biết mọi người yêu quý mình nên chú dụi đầu vào chân người này sang chân người khác. Trông chú rất đáng yêu.
    D. Em rất yêu quý chú gà trống chú như một người bạn thức dậy sớm cùng ba mẹ em.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.

Chim công múa

Mùa xuân trăm hoa đua nở, ngàn lá khoe sức sống mơn mởn. Mùa xuân cũng là mùa công múa.

Công thường đi từng đôi nhẩn nha kiếm ăn giữa rừng. Chim công cũng bới như gà, ăn mối, ăn kiến, ăn sâu bọ như gà nhà. Khi kiếm ăn hay nhởn nhơ dạo xung quanh những gốc cây cổ thụ hoặc đậu trên cành cao, đuôi con công đực thu lại như chiếc quạt giấy khép hờ. Nhưng khi con công mái kêu “cút, cút” thì lập tức con đực cũng lên tiếng “ực, ực” đáp lại, đồng thời xòe bộ đuôi thành một chiếc ô rực rỡ che rợp cả con mái. Từng đôi công suốt ngày kiếm ăn, suốt ngày múa vờn bên nhau. Chiếc ô màu sắc đẹp đến kì ảo xập xòe uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp.

Quả là không ngoa khi người ta ví chim công là những nghệ sĩ múa của rừng xanh.

Theo VI HỒNG, HỒ THỦY GIANG

Câu 1: Chọn câu trong câu văn để kết bài theo cách không mở rộng?

  1. Chiếc ô màu sắc đẹp đến kì ảo xập xòe uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp.
  2. Quả là không ngoa khi người ta ví chim công là những nghệ sĩ múa của rừng xanh.
  3. Từng đôi công suốt ngày kiếm ăn, suốt ngày múa vờn bên nhau.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 --------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Tìm kiếm google: Trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều bài 13: Viết 3 - Luyện tập tả con vật (kết bài)

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com