A. TIẾNG VIỆT (5,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
CÁNH ĐỒNG QUÊ EM
Bé theo mẹ ra đồng
Vầng dương lên rực đỏ
Muôn vàn kim cương nhỏ
Lấp lánh ngọn cỏ hoa.
Nắng ban mai hiền hoà
Tung lụa tơ vàng óng
Trải lên muôn con sóng
Dập dờn đồng lúa xanh.
Đàn chiền chiện bay quanh
Hót tích ri tích rích
Lũ châu chấu tinh nghịch
Đu cỏ uống sương rơi.
Sóng xanh cuộn chân trời
Cánh đồng như tranh vẽ
Bé ngân nga hát khẽ
Trong hương lúa mênh mông.
(Bùi Minh Huế)
Câu 1 (0,5 điểm). Trong bài thơ, bé nhìn thấy vầng dương đẹp như thế nào?
A. Bé nhìn thấy vầng dương ánh vàng.
B. Bé nhìn thấy vầng dương rực đỏ.
C. Bé nhìn thấy ánh dương sáng.
Câu 2 (0,5 điểm). Nắng ban mai được tả như thế nào?
A. Nắng ban mai hiền hòa như những dải lụa tơ vàng óng dập dờn trên đồng lúa xanh.
B. Nắng ban mai ấm áp như mặt trời nhỏ sắp tỉnh giấc.
C. Nắng ban mai dịu nhẹ như mặt trời sau cơn mưa.
Câu 3 (0,5 điểm). Theo em, vì sao bé ngân nga hát giữa cánh đồng?
A. Vì bé cảm thấy cánh đồng quê hương thật là đẹp, bé cảm thấy hạnh phúc trong lòng.
B. Vì bé yêu quê hương của mình.
C. Vì bé thích đi ngắm cảnh quê hương mình.
Câu 4 (0,5 điểm). Ý nghĩa của bài thơ là gì?
A. Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên.
B. Nói lên vẻ đẹp của con người.
C. Nói lên vẻ đẹp của cánh đồng lúa, cùng là vẻ đẹp của làng quê Việt Nam.
2. Luyện từ và câu (3,0 điểm)
Câu 5 (1,0 điểm). Tìm trạng ngữ của mỗi câu trong đoạn văn dưới đây:
Đến I-xtan-bun, du khách được chiêm ngưỡng thánh đường xanh lừng lững trầm mặc, cung điện tráng lệ cổ kính, bảo tàng lịch sử lộng lẫy. Nơi đây còn có “cung điện ngầm” huyền bí vững chãi hàng thế kỉ yên bình cạnh những tòa nhà chọc trời, những trung tâm mua sắm tập nập, hiện đại,… Thỉnh thoảng, du khách bắt gặp những nhóm nghệ sĩ đường phố có cả già lẫn trẻ, người tóc vàng mắt xanh, người tóc đen mắt đen,… chơi nhiều nhạc cụ khác nhau.
(Theo Mai Hà Linh)
Câu 6 (1,0 điểm). Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau:
a. Chú Nam và bố tôi là hai anh em kết nghĩa.
b. Máy tính không truy cập được vì chưa kết nối mạng.
c. Chúng tôi kết thân với nhau sau những ngày ở trại hè.
d. Thành phố I-xtan-bun là cố đô của Thổ Nhĩ Kỳ.
Câu 7 (1,0 điểm). Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong đoạn dưới đây:
Vùng quế Trà My – Trà Bồng (Quảng Nam – Quảng Ngãi) là một trong bốn vùng trồng quế có diện tích lớn và lâu đời ở Việt Nam.
B. TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm)
Câu 8. Viết bài văn (4,0 điểm)
Đề bài: Viết bài văn tả một con vật được nuôi ở nhà em (hoặc ở trường em, ở vườn thú).
A. TIẾNG VIỆT: (5,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
B | A | A | C |
2. Luyện từ và câu (3,0 điểm)
Câu 5 (1,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
Đến I-xtan-bun, du khách được chiêm ngưỡng thánh đường xanh lừng lững trầm mặc, cung điện tráng lệ cổ kính, bảo tàng lịch sử lộng lẫy.
Thỉnh thoảng, du khách bắt gặp những nhóm nghệ sĩ đường phố có cả già lẫn trẻ, người tóc vàng mắt xanh, người tóc đen mắt đen,… chơi nhiều nhạc cụ khác nhau.
Câu 6 (1,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
a. Chú Nam và bố tôi là hai anh em kết nghĩa.
CN VN
b. Máy tính không truy cập được vì chưa kết nối mạng.
CN VN
c. Chúng tôi kết thân với nhau sau những ngày ở trại hè.
CN VN
d. Thành phố I-xtan-bun là cố đô của Thổ Nhĩ Kỳ.
CN VN
Câu 7 (1,0 điểm)
Dấu gạch ngang dùng để nối các từ ngữ trong một liên danh.
B. LÀM VĂN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 8 (5,0 điểm) | 1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng A. Mở bài (1,0 điểm) Giới thiệu về con vật mà em muốn miêu tả. - Con vật đó được đón về từ đâu? (được tặng hay mua về) - Con vật đó đã sống ở nhà em bao lâu rồi? - Tên của con vật đó là gì? (nếu có) B. Thân bài (2,25 điểm) - Miêu tả khái quát về con vật đó: + Con vật đó thuộc giống gì? (ví dụ: nếu là mèo thì có mèo lông ngắn, mèo mướp, mèo ba tư, mèo xiêm, mèo tai cụp…) + Con vật đó là giống cái hay giống đực? + Cân nặng, chiều cao, thể tích của con vật đó? Kích thước ấy có gì đặc biệt (to hơn hay nhỏ hơn so với các con vật khác cùng giống loài)? + Bộ lông (hoặc lớp da) bên ngoài của con vật đó có màu sắc như thế nào? Khi chạm vào có cảm giác ra sao? Tác dụng của bộ lông đó với cơ thể của con vật? (giữ ấm, chống nắng, chống vi khuẩn, chống ướt…) - Miêu tả chi tiết về con vật đó: miêu tả theo từng bộ phận của cơ thể: + Hình dáng và kích thước của đầu. + Hình dáng, màu sắc và khả năng nhìn trong bóng tối của đôi mắt. + Hình dáng, trạng thái (cụp, dựng thẳng…) và khả năng nghe của đôi tai. + Cái mõm/miệng/mỏ của con vật có hình dáng gì, có sắc nhọn không, có khả năng gặm/cắn tốt không. + Phần lưng, bụng của con vật có hình dáng gì? Có đặc điểm nào đặc biệt nổi trội không? + Con vật có bao nhiêu cái chân? Chân có móng vuốt hay đệm lót không và tác dụng của chúng là gì? + Đuôi của con vật có hình dáng và kích thước như thế nào? Chúng cụp xuống/ xòe ra/ dựng lên… khi có điều gì diễn ra? - Miêu tả hoạt động của con vật: + Con vật thích ăn gì, chơi gì cùng với ai? + Con vật dành nhiều thời gian để làm việc gì trong ngày, những thời gian còn lại thì nó làm gì? + Con vật có giúp ích gì cho cuộc sống của con người hay không? C. Kết bài (1,0 điểm) Tình cảm của em dành cho con vật đó. - Em có yêu quý con vật đó không? - Em muốn làm những việc gì cho con vật đó?
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc… * Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp. | 4,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm |
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 2 |
| 2 |
|
|
| 4 | 0 | 2,0 |
Luyện từ và câu |
| 1 |
| 2 |
|
| 0 | 3 | 3,0 |
Luyện viết bài văn |
|
|
|
|
| 1 | 0 | 1 | 5,0 |
Tổng số câu TN/TL | 2 | 1 | 2 | 2 |
| 1 | 4 | 4 | 8 câu/10đ |
Điểm số | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 2,0 |
| 5,0 | 2,0 | 8,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 2,0 20% | 3,0 30% | 5,0 60% | 10,0 100% | 10,0 |
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. TIẾNG VIỆT | ||||||
TỪ CÂU 1 – CÂU 4 |
| 4 |
|
| ||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Xác định được các chi tiết trong bài. |
| 2 |
| C1, 2 |
Kết nối | - Liên hệ kiến thức về từ loại để xác định từ loại trong câu văn. - Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài học. |
| 2 |
| C3, 4 | |
CÂU 5 – CÂU 6 – CÂU 7 | 4 |
|
|
| ||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Nhận diện được thành phần chính của câu. | 0,5 |
| C6 |
|
Kết nối | - Xác định được trạng ngữ trong câu. - Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu. - Phân tích được công dụng của dấu gạch ngang. | 2,5 |
| C5, C6, C7 |
| |
B. TẬP LÀM VĂN | ||||||
Câu 8 | 1 |
|
|
| ||
2. Luyện viết bài văn | Vận dụng | - Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài). - Tả được con vật yêu thích. - Bày tỏ được suy nghĩ, tình cảm đối với con vật. - Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. |
|
| C8 |
|