Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều bài 3: Đọc 4 - Những chú bé giàu trí tưởng tượng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3: Đọc 4 - Những chú bé giàu trí tưởng tượng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: MĂNG NON

BÀI 3: NHƯ MĂNG MỌC THẲNG

ĐỌC 4: NHỮNG CHÚ BÉ GIÀU TRÍ TƯỞNG TƯỢNG

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Mi-sa và Xa-sa ngồi đâu tán dóc?

  1. Sân trường.
  2. Sân chung cư.
  3. Công viên.
  4. Ghế đá.

Câu 2: Mi-sa tán dóc điều gì?

  1. Mi-sa ngồi trên xe buýt ăn kem.
  2. Mi-sa nâng chiếc xe buýt lên.
  3. Mi-sa giẫm bẹp một chiếc xe buýt.
  4. Mi-sa đẩy chiếc xe buýt vào trong thành phố.

Câu 3: Xa-sa tán dóc điều gì?

  1. Xa-sa bay vào vũ trụ.
  2. Xa-sa bay lên Mặt Trăng.
  3. Xa-sa ngắm các vì sao trên trời.
  4. Xa-sa biết bay.

Câu 4: Nghe Mi-sa và Xa-sa tán dóc, I-go nói gì?

  1. Các cậu đừng nói linh tinh nữa.
  2. Sao các cậu lại thích nói linh tinh thế vậy?
  3. Các cậu khoác lác quá thể!
  4. Đừng khoác lác nữa.

Câu 5: Những câu chuyện của Mi-sa và Xa-sa có gì thú vị?

  1. Đều là những câu chuyện tưởng tượng và không có thật.
  2. Là những câu chuyện về phép màu diệu kì.
  3. Là những câu chuyện cổ tích đời thường.
  4. Đều là những câu chuyện có thật.

Câu 6: Thái độ của I-go trước những câu chuyện của Mi-sa và Xa-sa là gì?

  1. Hứng thú.
  2. Thích thú.
  3. Coi thường.
  4. Thờ ơ.

Câu 7: Sau khi mua kem, Mi-sa và Xa-sa gặp ai?

  1. Em gái Mi-sa.
  2. Em gái Xa-sa.
  3. Chị gái I-go.
  4. Em gái I-go.

Câu 8: Lí do khiến I-ra khóc là gì?

  1. Bị anh mắng vì ăn hết kem của anh.
  2. Bị mẹ mắng vì bị anh đổ oan.
  3. Bị mẹ mắng vì ăn hết mứt.
  4. Bị anh mắng vì nói dối anh.

Câu 9: I-ra đề nghị gì khi Xa-sa bảo sẽ cho em phần kem của mình?

  1. Chia kem ra làm ba phần.
  2. Chia kem ra làm đôi.
  3. Đi mua thêm hai cây kem nữa.
  4. Đi mua thêm một thùng kem.

Câu 10: Thùng kem mà Mi-sa nói, nó như thế nào?

  1. Nhỏ bằng cái bát.
  2. Nhỏ bằng cái cốc.
  3. To bằng cái nồi.
  4. To bằng cái chậu.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Vì sao Mi-sa và Xa-sa bỏ về, không muốn ngồi cùng I-go?

  1. Vì nói chuyện với I-go rất chán.
  2. Vì I-go tỏ vẻ coi thường và cãi nhau.
  3. Vì hai cậu bé muốn đi mua kem.
  4. Vì hai cậu bé không thích chơi với I-go.

Câu 2: Việc I-go làm có gì khác với trò chơi tán dóc của Mi-sa và Xa-sa?

  1. Việc I-go làm là nối dối chứ không phải tưởng tượng vô hại như Mi-sa và Xa-sa.
  2. Việc I-go làm là không nói linh tinh, còn Mi-sa và Xa-sa nói vớ vẩn.
  3. Việc I-go làm là nói thật, còn Mi-sa và Xa-sa chỉ nói những câu chuyện hoang đường.
  4. Việc I-go làm là nói thật chứ không phải nói dối.

Câu 3: Theo em, tính cách của Mi-sa và Xa-sa có gì đáng yêu?

  1. Mi-sa và Xa-sa thích kể những câu chuyện hư cấu với mục đích mang lại niềm vui cho mọi người, và còn không lừa dối ai.
  2. Mi-sa và Xa-sa thích làm trò cho mọi người vui.
  3. Mi-sa và Xa-sa hồn nhiên, ngây thơ nên tạo cho mọi người cảm giác dễ thương, muốn bảo vệ.
  4. Mi-sa và Xa-sa rất tốt bụng, chia sẻ kem với em nhỏ.

Câu 4: Nội dung của câu chuyện là gì?

  1. Kể về những chú bé thích tưởng tượng, hay kể những câu chuyện hư cấu làm niềm vui cho mọi người.
  2. Ca ngợi sự chính trực, thẳng thắn của Mi-sa và Xa-sa.
  3. Phê phán thói hư tật xấu của I-go.
  4. Thể hiện sự ngây thơ, đáng yêu của những chú bé mới lớn.

Câu 5: Vì sao I-ra biết Mi-sa bịa chuyện?

  1. Vì Mi-sa thú nhận với I-ra.
  2. Vì I-ra thông minh nên đoán được.
  3. Vì câu chuyện của Mi-sa không có thật.
  4. Vì Xa-sa nói cho I-ra biết.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Bài học em rút ra được từ câu chuyện trên là gì?

  1. Những điều tưởng tượng hư cấu là vô hại.
  2. Những câu chuyện tưởng tượng hư cấu đôi khi sẽ đem lại niềm vui cho ta.
  3. Nói dối là không tốt.
  4. Không được nói dối người thân của mình.

Câu 2: Dòng nào dưới đây nhận xét đúng về câu chuyện?

  1. Câu chuyện giúp chúng ta hiểu ra mỗi người đều có một nét đẹp riêng.
  2. Câu chuyện muốn nói với chúng ta rằng hãy sống hết mình với đam mê.
  3. Câu chuyện kể về hai chú bé mới lớn giàu trí tưởng tượng, suốt ngày tán dóc, lừa dối mọi người.
  4. Không có đáp án nào đúng.

Câu 3: Câu dưới đây có mấy danh từ?

Về nhà đi, anh sẽ cho em phần kem của anh.

  1. 3 từ.
  2. 4 từ.
  3. 5 từ.
  4. 6 từ.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Tán dóc khác lừa dối như thế nào?

  1. Tán dóc chỉ là nói những chuyện bịa cho vui, còn lừa dối là lừa gạt, có thể gây hại cho người khác.
  2. Tán dóc là nói linh tinh, vô nghĩa còn lừa dối là nói dối có mục đích.
  3. Tán dóc là nói vu vơ, còn lừa dối là nói chuyện có mục đích.
  4. Không có đáp án nào đúng.

 --------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều bài 3: Đọc 4 - Những chú bé giàu trí tưởng tượng

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net