Trắc nghiệm Cánh diều Bài 1 - Viết 2 - Luyện tập viết đoạn văn về nhân vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 1 - Viết 2 - Luyện tập viết đoạn văn về nhân vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: MĂNG NON

BÀI 1: CHÂN DUNG CỦA EM

VIẾT 2: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN VỀ MỘT NHÂN VẬT

(15 CÂU) 

A. TRẮC NGHIỆM 

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU) 

Câu 1: Đoạn văn là gì? 

A. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định.

B. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng. 

C. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày nhiều ý nội dung. Câu đầu tiên viết lùi dòng.

D. Bao gồm một số câu được viết liên tục, có thể xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng.

Câu 2: Viết đoạn văn về một nhân vật là như thế nào?

A. Nêu ý kiến của mình về nhân vật đó.

B. Nêu cảm xúc của mình đối với nhân vật đó.

C. Nêu cảm nghĩ về đặc điểm (ngoại hình, tính cách) của nhân vật đó.

D. Nêu suy nghĩ của mình đối với một câu chuyện.

Câu 3: Câu mở đoạn thường làm gì?

A. Giới thiệu nhân vật.

B. Nêu khái quát cảm nghĩ về đặc điểm của nhân vật.

C. Cả A và B.

D. Làm rõ những đặc điểm của nhân vật.

Câu 4: Các câu nối tiếp câu mở đoạn làm nhiệm vụ gì?

A. Làm rõ những đặc điểm đã nêu ở câu mở đoạn.

B. Nêu cảm xúc về nhân vật.

C. Giới thiệu đặc điểm tính cách của nhân vật.

D. Nêu cảm nghĩ về đặc điểm ngoại hình của nhân vật.

Câu 5: Nêu những việc cần làm để viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật?

A. Tìm ý → Sắp xếp ý → Viết đoạn văn → Giới thiệu nhân vật mình định viết.

B. Xác định nhân vật mình định viết → Tìm ý → Viết đoạn văn → Sắp xếp ý.

C. Xác định nhân vật mình muốn viết → Tìm ý → Sắp xếp ý → Viết đoạn văn → Hoàn chỉnh đoạn văn.

D. Giới thiệu nhân vật mình định viết → Tìm ý → Viết đoạn văn → Sắp xếp ý → Hoàn chỉnh đoạn văn.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU) 

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Khi còn nhỏ, tôi được xem qua rất nhiều bộ phim hoạt hình nhưng có lẽ thích nhất là được xem bộ phim dí dỏm Đô-rê-mon. Cái tên này có lẽ đã quá quen thuộc với các bạn nhỉ? Đô-rê-mon là một chú mèo máy đến từ thế kỉ 22, cái nơi mà mọi thứ tối tân đều được sáng tạo đặc biệt là rô-bot. Có rất nhiều rô-bot nhưng phổ biến hơn cả là những chú rô-bot mèo máy. Không may thay, Đô-rê-mon là một chú mèo bị lỗi và bị vứt bỏ nhưng một cậu bé đã mua nó về. Xui xẻo hơn, khi ở nhà, Đô-rê-mon bị chuột cắn rách tai nên có lẽ đây là chú mèo đầu tiên cụt tai. Về sau, Đô-rê-mon dùng cỗ máy thời gian để đến thế kỉ 21 để giúp Nô-bi-ta, cụ cố của cậu bé đã mua Đô-rê-mon và cuộc hành trình bắt đầu. Đây là một bộ phim rất ăn khách và Đô-rê-mon rất ấn tượng. Đây là một chú mèo mập ú nhưng lại rất dễ thương. Do khóc nhiều nên cậu từ màu vàng chuyển thành màu xanh nhưng Đô-rê-mon rất dễ thương. Yêu Đô-rê-mon quá!

Câu 1: Đoạn văn trên viết về nội dung gì?

A. Giới thiệu về nhân vật Đô-rê-mon trong bộ phim hoạt hình cùng tên.

B. Nêu cảm nghĩ về tính cách của nhân vật Đô-rê-mon.

C. Nêu cảm nghĩ về nhân vật hoạt hình.

D. Kể câu chuyện liên quan đến bạn Đô-rê-mon.

Câu 2: Câu mở đoạn có tác dụng gì?

A. Giới thiệu về nhân vật.

B. Mô tả đặc điểm của nhân vật.

C. Giới thiệu đặc điểm ngoại hình của nhân vật.

D. Nêu suy nghĩ về nhân vật.

Câu 3: Các câu tiếp theo phát triển những ý nào của câu mở đoạn?

A. Giới thiệu đặc điểm ngoại hình của nhân vật.

B. Khái quát câu chuyện liên quan đến nhân vật.

C. Cảm nghĩ về nhân vật.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Người viết cảm thấy Đô-rê-mon là nhân vật như nào?

A. Ngốc nghếch, hậu đậu.

B. Là một chú mèo mập ú nhưng lại rất dễ thương.

C. Là một chú mèo máy đáng thương.

D. Là một chú mèo máy nhiều phép lạ.

Câu 5: Người viết có cảm xúc gì với nhân vật Đô-rê-mon?

A. Ấn tượng.

B. Yêu thích.

C. Cả A và B.

D. Ghét bỏ.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU) 

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Trong những nhân vật mà em biết em thích nhất là nhân vật Kiều Phương trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi”. Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý: hồn nhiên, hiếu động, ham mê hội họa, có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu. Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè. Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt. Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm cô bé Kiều Phương không hề đánh mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổi thơ. Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp, thể hiện ở bức tranh. Khi dự thi trở về, trước thái độ lạnh nhạt của anh trai, Mèo vẫn hồn nhiên kêu anh cùng nhận giải.

Câu 1: Nội dung của đoạn văn là gì?

A. Cảm nghĩ của người viết về nhân vật Kiều Phương.

B. Suy nghĩ của người viết về câu chuyện đã đọc.

C. Kể về tài năng của Kiều Phương.

D. Giới thiệu các bức tranh Kiều Phương đã vẽ.

Câu 2: Người viết cảm thấy Kiều Phương có tính cách như thế nào?

A. Ngây thơ, ngốc nghếch.

B. Hồn nhiên, trong sáng.

C. Ích kỉ, khó gần.

D. Đanh đá, keo kiệt.

Câu 3: Đâu là câu mở đầu của đoạn văn trên?

A. Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý.

B. Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm cô bé Kiều Phương không hề đánh mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổi thơ.

C. Trong những nhân vật mà em biết em thích nhất là nhân vật Kiều Phương trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi”.

D. Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp, thể hiện ở bức tranh.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU) 

Câu 1: Đoạn văn sau viết về nội dung gì?

Mỗi tối trước khi đi ngủ, em thường được bà ngoại kể cho nghe những câu chuyện cổ tích hấp dẫn. Câu chuyện mà em thích nhất là chuyện Cây tre trăm đốt. Người thanh niên trong câu chuyện là một tấm gương về sự cố gắng, nỗ lực sẽ gặp được may mắn. Để có thể làm rể của phú ông, chàng thanh niên đã không ngần ngại vào rừng, tìm kiếm ngày đêm. Nhờ sự cố gắng không ngừng nghỉ của chàng thanh niên mà đã làm Bụt thương xót, hiện lên giúp đỡ. Qua câu chuyện Cây tre trăm đốt, em rút ra được bài học về sự cố gắng trong cuộc sống.

A. Cảm nghĩ về nhân vật người thanh niên trong câu chuyện Cây tre trăm đốt.

B. Kể về câu chuyện Cây tre trăm đốt.

C. Bài học rút ra sau khi đọc truyện Cây tre trăm đốt.

D. Suy nghĩ về câu chuyện Cây tre trăm đốt.

Câu 2: Đoạn văn sau nêu cảm nhận về đặc điểm nào của nhân vật?

          Trong câu chuyện Tấm Cám, nhân vật mà em không thích nhất là nhân vật dì ghẻ. Dì ghẻ là mẹ của Cám. Bà ấy là một người vô cùng độc ác. Bà luôn bắt nạt Tấm, thiên vị Cám. Khi Tấm lấy được vua, bà hết lần này đến lần khác xúi giục Cám hại Tấm để cướp ngôi hoàng hậu. Với sự độc ác của mình, cuối cùng, bà cũng bị quả báo. Nhân vật dì ghẻ thể hiện rất rõ ý của câu thành ngữ “Ở hiền, gặp lành”.

A. Ngoại hình.

B. Tính cách.

C. Cách ứng xử.

D. Thái độ.

Đáp án trắc nghiệm

Tìm kiếm google: Trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều Bài 1 - Viết 2 - Luyện tập viết đoạn văn về nhân vật

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com