CHỦ ĐỀ: ĐẤT NƯỚC
BÀI 14: BÀI CA GIỮ NƯỚC
ĐỌC 2: MÍT TINH MỪNG ĐỘC LẬP
(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Bài đọc Mít tinh mừng độc lập của tác giả nào?
- Nguyễn Thị Mai.
- Chu Quang Tiềm.
- Nguyễn Quang Sáng.
- Huy Cận.
Câu 2: Từ ngữ “Bót cò” trong bài Mít tinh mừng độc lập có nghĩa là gì?
- Nơi tập kích của địch.
- Cơ quan đầu não của Đảng ta.
- Cơ quan hành chính của địch.
- Đồn cảnh sát của giặc.
Câu 3: Hình ảnh gì xuất hiện ở bót cò thu hút ánh nhìn của mọi người?
- Cỏ lau bay phấp phới.
- Cờ đỏ sao vàng trên cột cờ.
- Những người lính giải phóng quân.
- Cảnh dân làng đang lao động.
Câu 4: Hình ảnh cờ xuất hiện trên bót cò trong bài thể hiện điều gì?
- Cách mạng tháng Tám thành công.
- Chiến dịch Điên Biên Phủ thắng lợi.
- Quân đội ta bắn rơi máy bay B52 của địch.
- Giải phóng miền Nam.
Câu 5: Trong bài mọi người các nơi đổ về đứng chặt cả sân chợ để làm gì?
- Tham gia buổi lễ mít tinh mừng Cách mạng Tháng Tám thành công.
- Tham gia hội đua thuyền.
- Tham gia đánh đuổi giặc Pháp.
- Nghe Tuyên ngôn độc lập.
Câu 6: Trong bài Mít tinh ngày độc lập đâu không phải tiếng hô vang từ trên khan đài?
- Cách mạng Tháng Tám thành công!
- Chấm dứt một trăm năm đô hộ!
- Đảng cộng sản Việt Nam muôn năm!
- Việt Nam Độc lập, Tự Do, Hạnh phúc muôn năm!
Câu 7: Mọi người đã hát bài hát nào trong lễ mít tinh?
- Tiến Quân ca.
- Thanh niên làm theo lời Bác.
- Khát vọng tuổi trẻ.
- Một bài hát không được soạn trước, một bài hát không lời.
Câu 8: Mít tinh là gì?
- Cuộc tập hợp đông người để biểu thị thái độ với những việc quan trọng.
- Cuộc tập hợp đông người có chung một khí thế.
- Cuộc tập hợp đông người có chung một mục đích đánh đuổi giặc Pháp.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Cờ đỏ sao vàng mọc dần lên trước cửa mỗi ngôi nhà được so sánh với gì?
- Như những dải lụa đỏ thắm rực rỡ cả một vùng trời.
- Như những bông hoa dâm bụt đỏ tươi khắp cả vùng trời.
- Như màu hoa đến ngày nở rộ.
- Như những tràng pháo đỏ treo trước của mỗi nhà.
Câu 10: Thái độ của người dân như thế nào khi tham gia mít tinh?
- Vui mừng và nhiều tâm trạng đan xen.
- Buồn bã.
- Hoảng hốt.
- Xúc động mạnh, trực tuôn trào nước mắt.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Tại sao mọi người từ các nơi lại đổ về tụ tập ở sân chợ?
- Mọi người tập trung để xem quân địch bị bắt.
- Mọi người tập trung để tham gia mít tinh Cách mạng Tháng Tám thành công.
- Mọi người tập trung để xem lễ thượng cờ trên nóc bót cò.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Bài hát không lời, phát ra từ sức mạnh trong lồng ngực của mỗi người là bài hát gì?
- Đó là tiếng hát của độc lập, tự do ghi dấu một trang sử hào hùng của dân tộc.
- Đó là một bài hát không có lời chỉ có giai điệu cho mọi người ngân nga theo.
- Đó là tiếng hát của niềm tự hào dân tộc.
- Đáp án A và C.
Câu 3: Em có cảm nhận gì về không khí của cuộc mít tinh mừng độc lập?
- Khí thế cách mạng sục sôi, rầm rộ.
- Những con đường rực rỡ cờ hoa, ai nấy đều tươi cười rạng rỡ.
- Khí thế cách mạng của cha ông Cách mạng Tháng Tám đã truyền lửa lại cho thể hệ trẻ sau này.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Vì sao trên tay mỗi người cầm cờ đỏ sao vàng?
- Vì bộ máy chính quyền thực dân phong kiến bị tê liệt, Cách mạng Tháng Tám thành công nên mọi người cầm cờ đỏ sao vàng đi mít tinh.
- Vì người dân đi biểu tình lật đổ chính quyền pháp.
- Vì người dân đi biểu tình lật đổ chế độ phong kiến.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Vì sao bài hát trong bài đọc Mít tinh mừng độc lập không thể hát lại lần hai?
- Vì đó là bài hát được sáng tác riêng cho buổi lễ.
- Vì bài hát chính là ghi dấu cho một lịch sử hào hùng mà lịch sử là quá khứ nên ta không thể quay trở lại.
- Vì bài hát bị thực dân Pháp cấm không được biểu diễn lần nữa.
- Vì bài hát không soạn trước nên không thể hát lại.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Đâu là ý nghĩa của của bài đọc Mít tinh mừng độc lập?
- Bài đọc có ý nghĩa khích lệ tinh thần tiếp bước cha ông, khi đất nước cần sẵn sàng chiến đấu.
- Cổ vũ tinh thần nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ.
- Bài học về lòng yêu thương giữa người với người.
- Bài học về lòng nhân ái giữa người với người.
Câu 2: Đâu là khẩu hiệu trong bài đọc Mít tinh mừng độc lập?
- Việt Nam Độc lập, Tự do, Hạnh phúc muôn năm!
- Tổ quốc đời đời ghi nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ!
- Uống nước nhớ nguồn.
- Đền ơn đáp nghĩa.
Câu 3: Trong bài, đâu không phải hành động của người dân khi cờ xuất hiện trên bót cò?
- Háo hức ra xem.
- Mỗi người trên tay cầm cờ, lần lượt đổ ra sân chợ.
- Cùng nhau cất chung tiếng hát.
- Cùng nhau tập trung đi biểu tình lật đổ chế độ thực dân phong kiến.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Bài đọc nào dưới đây nói về buổi lễ mừng Cách mạng Tháng Tám thành công?
- Mít tinh mừng độc lập.
- Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán.
- Bức ảnh.
- Trường Sa.
--------------- Còn tiếp ---------------