Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều bài 1: Đọc 4 - Những vết đinh

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 1: Đọc 4 - Những vết đinh. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: MĂNG NON

BÀI 1: CHÂN DUNG CỦA EM

ĐỌC 4: NHỮNG VẾT ĐINH

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Người cha dạy con trai kiềm chế tính nóng nảy bằng cách nào?

  1. Mỗi lần cáu ai, đóng một cái đinh lên hàng rào.
  2. Mỗi lần cáu ai, nhổ một cái đinh trên hàng rào.
  3. Mỗi ngày đóng một cái đinh lên hàng rào.
  4. Mỗi ngày nhổ một cái đinh khỏi hàng rào.

Câu 2: Kiềm chế nghĩa là gì?

  1. Hài lòng về điều mình cho là hơn người khác và để lộ điều đó ra ngoài.
  2. Giữ ở một chừng mực nhất định, không cho tự do phát triển, tự do hoạt động.
  3. Động chạm, làm tổn thương đến những gì mà người ta cho là thiêng liêng, cao quý.
  4. Ý nghĩ, tình cảm, đời sống nội tâm của con người.

Câu 3: Người cha bảo cậu bé chạy ra sau nhà và đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ để làm gì?

  1. Để cậu bé cảm thấy vui vẻ hơn.
  2. Để cậu bé bình tĩnh lại, không nói hoặc làm điều gì đó không đúng trong lúc giận giữ.
  3. Để cậu bé chăm chỉ và thấy yêu lao động hơn.
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 4: Khi cậu bé đã kiềm chế được tính nóng nảy, người cha bảo cậu làm gì?

  1. Mỗi ngày đóng một cái đinh lên hàng rào.
  2. Mỗi ngày nhổ một cái đinh khỏi hàng rào.
  3. Sau một ngày không cáu ai, đóng một cái đinh lên hàng rào.
  4. Sau một ngày không cáu ai, nhổ một cái đinh khỏi hàng rào.

Câu 5: Khi hàng rào không còn chiếc đinh nào, người cha nói gì?

  1. Con đã biết kiềm chế cơn tức giận.
  2. Dù con đã nhổ hết đinh, vết đinh vẫn còn.
  3. Con đã biết tôn trọng, không xúc phạm mọi người.
  4. Con là một người tốt.

Câu 6: Lời xúc phạm ai đó trong cơn giận giống như những vết đinh đã đóng, chúng để lại gì?

  1. Để lại những vết thương khó lành trong lòng người khác và cả trong lòng người nói ra.
  2. Để lại sự giận giữ cho cả hai bên.
  3. Để lại vết thương ngoài ra khó lành.
  4. Không đáp án nào đúng.

Câu 7: Xúc phạm nghĩa là gì?

  1. Hài lòng về điều mình cho là hơn người khác và để lộ điều đó ra ngoài.
  2. Giữ ở một chừng mực nhất định, không cho tự do phát triển, tự do hoạt động.
  3. Động chạm, làm tổn thương đến những gì mà người ta cho là thiêng liêng, cao quý.
  4. Ý nghĩ, tình cảm, đời sống nội tâm của con người.

Câu 8: Vết thương ở đâu còn tệ hơn những vết đinh?

  1. Thể xác.
  2. Linh hồn.
  3. Tâm trí.
  4. Tinh thần.

Câu 9: Hãnh diện có nghĩa là gì?

  1. Hài lòng về điều mình cho là hơn người khác và để lộ điều đó ra ngoài.
  2. Giữ ở một chừng mực nhất định, không cho tự do phát triển, tự do hoạt động.
  3. Động chạm, làm tổn thương đến những gì mà người ta cho là thiêng liêng, cao quý.
  4. Ý nghĩ, tình cảm, đời sống nội tâm của con người.

Câu 10: Tinh thần nghĩa là gì?

  1. Hài lòng về điều mình cho là hơn người khác và để lộ điều đó ra ngoài.
  2. Giữ ở một chừng mực nhất định, không cho tự do phát triển, tự do hoạt động.
  3. Động chạm, làm tổn thương đến những gì mà người ta cho là thiêng liêng, cao quý.
  4. Ý nghĩ, tình cảm, đời sống nội tâm của con người.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Chi tiết “Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng 15 cái đinh lên hàng rào.” cho thấy điều gì về tính cách của cậu bé?

  1. Cậu bé rất chăm chỉ.
  2. Cậu bé rất ích kỉ.
  3. Cậu bé rất hay nổi nóng.
  4. Cậu bé rất bướng bỉnh.

Câu 2: Chi tiết “số lượng đinh cậu đóng trên hàng rào ngày một ít đi” cho chúng ta thấy sự thay đổi gì ở cậu bé?

  1. Cậu bé ngày càng lười biếng hơn.
  2. Cậu bé đã bắt đầu kiềm chế dần cơn giận của mình, không dễ dàng bị tác động bởi môi trường xung quanh.
  3. Cậu bé không còn nổi nóng với bất cứ người nào hay việc gì nữa.
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 3: Em hiểu “vết đinh” trong câu “dù con đã nhổ đinh đi, vết đinh vẫn còn.” chỉ điều gì?

  1. Vết đinh đã đóng thì không lành lại được.
  2. Nếu chúng ta nói những lời xúc phạm trong khi đang giận dữ, thì những lời này sẽ để lại hậu quả trong lòng người khác giống như những vết thương khó lành mà vết đinh để lại.
  3. Đóng đinh rồi thì khi nhổ ra sẽ còn vết, không xóa được.
  4. Sự tức giận sẽ như vết đinh, nhổ rồi mà vẫn làm tổn thương người khác.

Câu 4: Người cha muốn nhắc nhở con điều gì khi nói với con điều sau?

“Nhưng hãy nhìn lên hàng rào. Nếu con xúc phạm ai đó trong cơn giận, lời xúc phạm của con giống như những vết đinh này: Chúng để lại những vết thương khó lành trong lòng người khác và cả trong lòng con nữa. Mà vết thương tinh thần còn tệ hơn những vết đinh rất nhiều.”

  1. Hãy biết kiềm chế bản thân, đừng bao giờ làm tổn thương người khác nhất là trong khi giận dữ vì sau đó có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn lại mãi.
  2. Mọi việc cần phải suy nghĩ thật kĩ trước khi nói, trước khi làm.
  3. Hãy quan tâm đến tất cả mọi người xung quanh.
  4. Cả A và B đều đúng.

Câu 5: Theo em, người cha trong truyện là người như thế nào?

  1. Biết dạy con cách kiềm chế cơn tức giận.
  2. Biết cách dạy con về lòng nhân hậu.
  3. Biết cách tránh xúc phạm người khác.
  4. Biết cách chữa vết thương tinh thần.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Câu chuyện Những vết đinh muốn nói điều gì với chúng ta?

  1. Hãy luôn biết trân trọng các mối quan hệ quanh mình, và đừng vì lý do gì khiến những tình cảm ấy xa rời mình vì những điều không đáng.
  2. Cần đối xử với người khác bằng tình yêu và sự tôn trọng. Bởi vì, một khi đã khiến người khác tổn thương, dù có nói lời xin lỗi đi chăng nữa, những vết sẹo cũng chẳng hề biến mất.
  3. Lúc đang nổi nóng chúng ta khó kiểm soát được lời nói của bản thân.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Có bao nhiêu danh từ trong câu dưới đây?

Cậu bé nọ tính hay cáu kỉnh.

  1. 1 từ.
  2. 2 từ.
  3. 3 từ.
  4. 4 từ.

Câu 3: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

  1. Nô nức, dẻo dai, ghi nhớ, cứng cáp.
  2. Nô nức, mộc mạc, cứng cáp, nhũn nhặn.
  3. Bờ bãi, nô nức, mộc mạc, vững chắc.
  4. Ghi nhớ, bờ bãi, dẻo dai, cứng cáp.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Câu chuyện nào dưới đây nói về tình yêu thương giữa con người với con người hoặc giữa con người với loài vật.

  1. Cô bé được tặng quà.
  2. Đồng cỏ nở hoa.
  3. Người tìm đường lên các vì sao.
  4. Nhà phát minh 6 tuổi.

 --------------- Còn tiếp ---------------

 

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều bài 1: Đọc 4 - Những vết đinh

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com