CHỦ ĐỀ: MĂNG NON
BÀI 2: CHĂM HỌC, CHĂM LÀM
ĐỌC 3: CÔ GIÁO NHỎ
(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Trường học của Giên ở đâu?
- Vùng quê châu Phi hẻo lánh.
- Vùng nông thôn nghèo nàn.
- Thành phố phồn vinh.
- Đô thị phồn hoa.
Câu 2: Ngôi trường này có gì đặc biệt?
- Đa số trẻ em ở đây đều lười đi học.
- Đa số trẻ em ở đây phải ở nhà bế em, nấu nướng hoặc ra đồng giúp mẹ.
- Chỉ chừng hai chục em được đi học.
- Cả B và C.
Câu 3: Từ hẻo lánh có nghĩa là gì?
- Cho phép hưởng một dịch vụ mà không phải trả tiền.
- Trông chờ, mong đợi một điều gì đó.
- (Nơi) xa, ít người qua lại.
- Lúc mới sinh ra.
Câu 4: Cô giáo mất bao lâu để đến xóm nhà Giên?
- 1 giờ.
- 2 giờ.
- 3 giờ.
- 4 giờ.
Câu 5: Cô giáo nghe thấy gì khi tới sát cánh cửa nhà Giên?
- Tiếng đàn.
- Tiếng cãi nhau.
- Tiếng ê a đánh vần.
- Tiếng trẻ con khóc.
Câu 6: Cô giáo đã chứng kiến việc gì lúc đến nhà Giên?
- Khoảng sáu, bảy đứa trẻ ngồi quanh bếp lửa. Cạnh chúng là một phụ nữ trẻ và một bà lão.
- Hai người lớn chụm môi cố vật lộn với mấy từ khó trên cuốn sách mà Giên mượn về.
- Đám trẻ con đã đọc xong, ngóng cổ chờ hai người phụ nữ đánh vần nốt.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Mẹ của Giên cảm thấy như thế nào khi cô giáo đến nhà?
- Hồi hộp.
- Bất ngờ.
- Ngạc nhiên.
- Vui mừng.
Câu 8: Mẹ của Giên đã nói gì với cô giáo?
- Cô giáo dạy chúng tôi đọc chữ đi.
- Ông bà, cha mẹ rồi tới các anh chị tôi, không ai biết chữ cả. Tôi cũng không nốt.
- Tôi biết chữ rồi đấy, tôi đọc cho cô giáo nghe thử nhé.
- Tôi biết đọc rồi đấy, cô giáo thấy tôi giỏi không?
Câu 9: Bà của Giên nói gì với cô giáo?
- Từ cha sinh mẹ đẻ, có bao giờ tôi mơ được học chữ. Giờ tôi biết kha khá rồi đấy. Tôi đọc cô giáo nghe thử nhé.
- Cô giáo nghe thử xem tôi đọc như thế nào đi.
- Cô giáo xem tôi đọc tốt không.
- Tôi không biết chữ.
Câu 10: Cũng như ở lớp, Giên đã nói gì với cô giáo khi cô tới nhà?
- Cô cho em mượn thêm mấy ngày nữa nhé.
- Cô đừng báo với nhà trường ạ.
- Em xin lỗi cô.
- Em sẽ trả sách cho cô sau.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Theo em, vì sao Giên không trả được sách đúng hạn?
- Vì Giên làm mất sách.
- Vì Giên muốn dùng cuốn sách đó dạy mọi người ở nhà đọc chữ.
- Vì Giên quên không mang sách theo.
- Vì Giên muốn tặng cuốn sách đó cho bạn.
Câu 2: Vì sao cô giáo nghẹn ngào nói: “Ồ không, Giên! Cô phải xin lỗi em mới đúng.” khi Giên xin lỗi cô?
- Vì cô giáo nhận ra sự tốt bụng của Giên.
- Vì cô giáo thấy có lỗi khi trách mắng Giên.
- Vì cô giáo bị cảm động, bất ngờ trước hành động của Giên.
- Vì Giên đã làm một chuyện tốt.
Câu 3: Nội dung của câu chuyện là gì?
- Ca ngợi những người trong hoàn cảnh khó khăn vẫn cố gắng học tập.
- Ca ngợi sự ham học hỏi của con người trong hoàn cảnh khó khăn và sự tốt bụng của cô bé Giên.
- Thể hiện sự khó khăn của người dân sống ở vùng quê châu Phi.
- Ca ngợi lòng tốt của con người.
Câu 4: Em thấy Giên là người như thế nào?
- Là một người tốt bụng, nhân ái, muốn chia sẻ kiến thức mình học được cho những người không có cơ hội học.
- Là một người xấu tính, ích kỉ.
- Là một người chỉ biết nghĩ cho bản thân mình, không quan tâm ai khác.
- Là một người không biết giữ lời hứa, mượn sách xong không trả.
Câu 5: Hình ảnh “Cô giáo nhỏ” ở nhan đề là chỉ ai?
- Cô giáo Giên.
- Giên.
- Mẹ Giên.
- Bà Giên.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Câu chuyện trên muốn nhắn nhủ điều gì với chúng ta?
- Hãy biết chia sẻ khó khăn với người khác.
- Lòng tốt sẽ được báo đáp.
- Cả A và B.
- Mượn sách xong phải trả.
Câu 2: Dòng nào dưới đây nhận xét đúng về câu chuyện?
- Câu chuyện giúp chúng ta biết sự nghèo khó của người dân nơi vùng quê châu Phi.
- Câu chuyện muốn nói với chúng ta rằng hãy biết quan tâm, giúp đỡ người khác.
- Câu chuyện muốn khuyên chúng ta đừng vội vàng đánh giá một sự việc mà hãy tìm hiểu nguyên nhân của nó.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Tìm danh từ trong câu dưới đây?
Tôi sát cánh cửa đan bằng thân sậy khép hờ.
- Tôi.
- Cánh cửa.
- Thân sậy.
- Cả B và C.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Bài đọc nào dưới đây cũng có hình ảnh cô giáo?
- Cái răng khểnh.
- Đồng cỏ nở hoa.
- Nhà phát minh 6 tuổi.
- Những cái đinh.
--------------- Còn tiếp ---------------